- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc/Giám đốc giao.
2.5.2.2. Hạn chế trong quản trị RRTD tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An
Về chính sách tín dụng: Chưa xác định đối tượng khách hàng mục tiêu để từ đó có chính sách tín dụng riêng cho đối tượng này, hiện tại việc cấp tín dụng rất dàn trải trên cơ sở khách hàng có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ điều kiện, quy định của ngân hàng; Dư nợ tín dụng tập trung quá lớn vào một vài ngành hàng là thế mạnh của địa bàn như ngành hàng Gạo và Sản xuất thức ăn chăn nuôi; Một số khách hàng có mức dư nợ quá lớn. Đây là những dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro cao. Sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống và sản phẩm áp dụng chung cho tất cả đối tượng là khách hàng. Các loại sản phẩm thiết kế riêng theo nhu cầu khách hàng hoặc đặc thù ngành hàng và địa bàn chưa được ngân hàng đầu tư khai thác.
Tổ chức bộ máy quản trị RRTD của ngân hàng hiện nay còn nhiều bất cập: + Chưa tách bạch chức năng của cán bộ khách hàng ra khỏi chức năng quản lý rủi ro, chưa có bộ phận quản lý RRTD chuyên trách. Theo quy trình hiện tại việc tiếp xúc khách hàng, thẩm định khách hàng, hoàn thiện hồ sơ vay do một cán bộ khách hàng thực hiện. Việc này tiềm ẩn rủi ro vì có thể không phản ánh khách quan và bao quát được vấn đề để kiểm soát tốt khách hàng cũng như khoản vay.
+ Một vài cán bộ làm công tác tín dụng quản lý một mức dư nợ quá cao. + Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng mỏng, đặc biệt là cán bộ có năng lực, kinh nghiệm.
+ Chưa có bộ phận chuyên trách làm báo cáo thống kê và số lượng báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất quá nhiều, các phòng đều kiêm làm công tác báo cáo theo sự phân công của Ban Giám đốc và yêu cầu của VCB Trung ương. Trong đó, Phòng Khách hàng đang thực hiện nhiều báo cáo định kỳ và thường xuyên có các báo cáo đột xuất, chiếm rất nhiều thời gian nên ảnh hưởng không ít đến việc tập trung cho công tác tiếp xúc khách hàng và quản lý RRTD.
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên đã không đo lường một cách tốt nhất mức độ rủi ro đối với khách hàng.
Quy trình tín dụng áp dụng chỉ phân biệt đối tượng khách hàng theo hướng tổ chức và thể nhân, chưa phân biệt theo ngành nghề ít rủi ro hoặc nhiều rủi ro. Việc tuân thủ các quy trình tín dụng có lúc cán bộ thực thi còn chưa ý thức đúng đắn, thực hiện thiếu chặt chẽ nhưng Vietcombank Long An cũng chưa có biện pháp mạnh đủ sức răn đe.
Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa phát huy hiệu quả, chưa phát hiện kịp thời nguy cơ dẫn đến RRTD để cảnh báo sớm.
Công tác quản lý nợ xấu thông qua việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD thực hiện dựa trên kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng định kỳ. Tuy nhiên, Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng vay hiện nay vẫn còn hạn chế chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro.
Vấn đề về nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức: trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác tín dụng, quản lý RRTD chưa đáp ứng yêu cầu ảnh hưởng đến chất lượng công tác tín dụng và quản lý RRTD.
Các biện pháp phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cũng chưa được đẩy mạnh thực hiện như chưa quan tâm đến hình thức cấp tín dụng đồng tài trợ, chưa quyết liệt và xem việc mua bảo hiểm tiền vay hoặc bảo hiểm tài sản thế chấp/tài sản khách hàng đang sử dụng là một trong những yêu cầu bắt buộc để giải ngân. Thêm vào đó, hiện tại hệ thống công nghệ không hỗ trợ cung cấp số liệu khách hàng nào đã mua bảo hiểm, bảo hiểm nào đã hết hạn, sắp hết hạn,.. để nhắc nhỡ cán bộ tiếp xúc, đôn đốc khách hàng hoàn thiện.
2.5.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An