CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
1.3.2.4. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM
• Tại gân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan (BAAC)
Thái Lan là một nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, có các điều kiện khá tương đồng với Việt Nam. Do đó, kinh nghiệm của BAAC về RRTD rất cần thiết nghiên cứu để áp dụng vào Việt Nam.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 - 1998, các ngân hàng Thái Lan đã tiến hành hàng loạt các thay đổi trong việc quản trị RRTD, trong đó có BAAC. Ngân hàng này đã thực hiện những bước cơ bản trong quản trị RRTD, cụ thể có những nội dung sau:
Một, tuân thủ chặt chẽ sự giám sát của Ngân hàng Trung Ương Thái Lan.
Hai, phân công rõ chức năng các bộ phận trong quy trình tín dụng.
BAAC xây dựng mô hình tín dụng theo nguyên tắc tách bạch chức năng tìm kiếm, quan hệ khách hàng với chức năng thẩm định cho vay.
Ba, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc tín dụng.
Một số ngân hàng Thái Lan, trong đó có BAAC trước đây cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng và hậu quả là tỷ lệ nợ xấu lên đến 40% (1997 - 1999). Hiện nay, BAAC đã quan tâm và thi hành đầy đủ, chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng.
Bốn, công tác kiểm soát sau khi cho vay được tăng cường để đánh giá xếp loại khách hàng và xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Năm, thực hiện khách quan việc chấm điểm khách hàng.
Các Ngân hàng Thái Lan, trong đó có BACC hiện đang chấm điểm xếp hạng để cho vay đối với khách hàng theo mô hình điểm số Z và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.
Kết quả, BACC đã tăng cường được việc quản lý RRTD của mình.
• Tại Ngân hàng Bank Rakyat Indonesia (BRI)
BRI chính thức đi vào hoạt động từ 16/12/1895, hoạt động như một ngân hàng hợp tác xã. Năm 2003, BRI hoàn thành xong quá trình cổ phần hoá và trở thành một NHTM cổ phần, trong đó Chính phủ nắm giữ 70% vốn, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. BRI đã có những thành công đáng kể trong phát triển nhất là thành tựu trong hạn chế RRTD. Đạt được kết quả tốt đó là nhờ vào việc BRI chú trọng thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
Một là, tuân thủ chặt chẽ các quy định của Chính phủ về hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng.
Hai là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng phẩm chất nghề nghiệp.
Ba là, chú trọng phân loại khách hàng, nắm chắc khách hàng vay vốn.
Bốn là, chú trọng huy động hiệu quả nguồn vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là cơ sở vững chắc cho phát triển tín dụng nhằm hỗ trợ hữu hiệu cho nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế.
Năm là, coi trọng công tác quản trị ngânhàng đặc biệt là quản trị rủi ro, chú trọng nghiêm ngặt quy trình tín dụng; chú trọng công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro và tính độc lập, công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán; thiết lập và duy trì mô hình Uỷ ban
Quản lý rủi ro và Uỷ ban kiểm tra, kiểm toán đứng độc lập hoàn toàn với các phòng ban, bộ phận khác và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị.
Sáu là, chú trọng phát triển đồng bộ công nghệ mới.
Bảy là, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý triệt để, nhanh chóng các phát sinh rủi ro.
• Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An
Trong thực tế vấn đề quản trị rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung đó là việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng và nâng cao năng lực, bản lĩnh, nhất là phẩm chất của người cán bộ ngân hàng mà nhất là cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, còn là những chính sách từ Chính phủ, từ cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, từ tham khảo của các ngân hàng nêu trên thì trong chừng mực nhất định có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung cho Vietcombank Long An với một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, điều tiên quyết khi thẩm định khoản vay là phải xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, không nên hạ chuẩn hay căn cứ quá nhiều vào tài sản thế chấp để ra quyết định cho vay.
Hai là, danh mục cho vay cần phải đa dạng để phân tán rủi ro và đặc biệt là nghiên cứu sâu đến những ngành có rủi ro cao như cho vay đầu tư bất động sản.
Ba là, cần áp dụng mô hình tín dụng phân chia rõ chức năng tìm kiếm khách hàng và chức năng thẩm định cho vay để hạn chế rủi ro về đạo đức.
Bốn là, thực hiện nghiêm quy trình tín dụng và giám sát khoản vay.
Năm là, tuân thủ chặt chẽ quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.