NAM CHI NHÁNH LONGAN
2.3.2. Hoạt độngtín dụng
Quy trình tín dụng
Vietcombank Long An là thành viên hạch toán phụ thuộc của Vietcombank, do đó hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ các quy trình tín
dụng do Vietcombank ban hành. Nguyên tắc thực hiện quản trị RRTD của Vietcombank là tập trung thông qua phòng quản lý RRTD trực thuộc Hội sở chính, phòng khách hàng và phòng/bộ phận quản lý nợ đặt tại chi nhánh phát triển kinh doanh và thực hiện tác nghiệp.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hoạt động tín dụng của Vietcombank Long An
Tình hình dư nợ tín dụng:
Cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động cấp tín dụng là mảng hoạt động chủ yếu của các ngân hàng. Với nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn thị trường chứng khoán chưa phát triển và lớn mạnh. Từ việc cấp tín dụng chủ yếu là ngắn hạn cho các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh lương thực, mía đường và sản xuất thức ăn chăn nuôi,… Vietcombank Long An đã tiến tới cung ứng vốn cho mọi thành phần kinh tế. Trong giai đoạn hiện tại, Vietcombank Long An tập trung cấp tín dụng cho những ngành kinh tế, dự án tốt từ các ngành hàng đang có mức rủi ro thấp hơn như: hàng tiêu dùng, xăng dầu, giấy,... và các ngành theo định hướng của Trụ sở chính được đẩy mạnh.
Từ năm 2013 trở lại đây, cùng với những đổi thay trong chính sách của Đảng và Nhà nước, diện mạo kinh tế tỉnh Long An đã tăng trưởng mạnh mẽ. Vietcombank Long Antiếp tục đầu tư cấp tín dụng cho những ngành kinh tế trọng điểm, khách hàng lớn truyền thống giàu tiềm năng, hiệu quả, phục vụ cho quốc kế dân sinh. Tính đến hết ngày 31/12/2018, Vietcombank Long An đang là tổ chức tín
Khách hàng Cán bộ khách hàng Lãnh đạo Phòng KH Giám đốc/HĐTDCS P.QLRRTD TW Cấp phê duyệt TW Trong thẩm quyền Vượt thẩm quyền
dụng đứng thứ 4 về dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Long An với dư nợ tín dụng đạt 4.190 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,34% trên tổng dư nợ.
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn qua các năm 2016 - 2018
Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh, đặc biệt là các phòng ban có liên quan đến công tác tín dụng, dư nợ tín dụng của chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ rất nhanh trong thời gian vừa qua, số liệu dư nợ trong thời kỳ 2016 – 2018 như sau:
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại Vietcombank Long An giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng; % Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng dư nợ 4,199 3,699 4,190 Tăng trưởng (%) 8.92 -11.91 13.27 Ngắn hạn 2,868 2,216 2,698 Tỷ trọng (%) 68.30 59.90 64.40 Tỷ lệ tăng, giảm (%) 1.30 -22.74 21.78 Trung dài hạn 1,331 1,483 1,492 Tỷ trọng (%) 31.70 40.10 35.60 Tỷ lệ tăng, giảm (%) 29.99 11.44 0.56
Nguồn: Vietcombank Long An giai đoạn 2016 – 2018
Qua bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2016 - 2018, hoạt động tín dụng của Chi nhánh không ổn định. Cụ thể, năm 2017 giảm 11,91% so với năm 2016, tuy nhiên sang năm 2018 hoạt động tín dụng đã tăng trưởng trở lại, dư nợ tín dụng qui VND tại thời điểm 31/12/2018 tăng 13,27% so với năm 2017. Lý do của sự sụt giảm mạnh trong năm 2017 là do ngành lúa gạo gặp nhiều khó khăn, cộng với vấn đề dịch bệnh ở các ngành chăn nuôi heo, gà dẫn đến việc cắt giảm dư nợ đối với các khách hàng ở các ngành thương mại gạo, chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc gia cầm.
Xét cụ thể từng loại hình dư nợ theo thời gian cho thấy:
Dư nợ cho vay ngắn hạn: qua các năm chiếm tỷ trọng lớn bình quân trên 60% tổng dư nợ. Năm 2016, dư nợ ngắn hạn là 2.868 tỷ đồng, chiếm 68,3% tổng dư nợ cả năm. Năm 2018, dư nợ ngắn hạn là 2.698 tỷ đồng, chiếm 64,4% tổng dư
nợ cả năm. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm phần nhiều trong tổng dư nợ, điều này cho thấy, ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay ngắn hạn, giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi lại nguồn vốn, thực hiện tái cho vay, tạo tính luân chuyển nhanh dòng tiền. Từ đó, giúp ngân hàng hạn chế phần nào rủi ro có thể phát sinh qua thời gian.
Dư nợ trung dài hạn: năm 2017 là 40,1% tăng 11,44% so với năm 2016 và năm 2018 là 35,6% tăng 0,56% giảm so với năm 2017. Thực hiện định hướng kinh doanh chung của Vietcombank Trung ương, kiểm soát chặt chẽ hơn các yêu cầu và điều kiện đối với đầu tư trung dài hạn nhằm tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng trước bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nên Vietcombank Long An chỉ tập trung giải ngân vốn trung dài hạn cho các dự án đầu tư có hiệu quả cao và hoặc chi nhánh đã ký hợp đồng tín dụng.
Dư nợ tín dụng phân theo đối tượng khách hàng
Không dừng lại ở những mảng đầu tư truyền thống, thực hiện chủ trương Nhà nước khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cũng như thực hiện chiến lược của Vietcombank Trung ương chuyển dần từ Ngân hàng bán buôn sang Ngân hàng đa năng, Vietcombank Long An đã không ngừng đa dạng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại, xăng dầu, giấy, hóa nhựa, hàng tiêu dùng,… Vì vậy, dư nợ tín dụng đối với bán lẻ ngày càng tăng. Đến ngày 31/12/2018, dư nợ bán lẻ chiếm khoảng 52% tổng dư nợ, trong đó dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 22% tổng dư nợ.
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 % qua các năm Năm 2017/năm 2016 Năm 2018/ năm 2017 Tổng dư nợ 4,200 3,699 4,190 -11.93% 13.27% Bán buôn 2,738 2,095 2,020 -23.48% -3.58% Bán lẻ 1,462 1,604 2,170 9.71% 35.29% Trong đó:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa 472 451 472 -4.45% 4.66%
Thể nhân 990 1,153 1,698 16.46% 47.27%
Vietcombank Long An tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ theo đúng định hướng mà Vietcombank Trung Ương đề ra. Năm 2017 dư nợ bán lẻ của chi nhánh tăng 9,71% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 35,29% so với năm 2017. Trong cơ cấu dư nợ bán lẽ, tăng trưởng nhiều nhất là dư nợ thể nhân, cụ thể năm 2017 tăng 16,46% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 47,27% so với năm 2017.
Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp bán buôn qua các năm có xu hướng giảm, nhiều nhất là năm 2017 giảm 23,48%. Nguyên nhân của việc sụt giảm là Vietcombank Long An cắt giảm mạnh dư nợ đối với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, năng lực tài chính yếu ở các lĩnh vực như thương mại gạo, chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bảng 2.4: Dư nợ tập trung theo khách hàng
Đơn vị tính: %/ tổng dư nợ Thời gian Nhóm 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 5 KH lớn nhất 32,20 28,34 26,64 10 KH lớn nhất 43,39 37,85 33,92 20 KH lớn nhất 52,82 45,45 40,19
Nguồn: Vietcombank Long An
Tại Vietcombank Long An, 20 khách hàng có dư nợ lớn nhất tại ngày 31/12/2018 là 1.684 tỷ đồng, chiếm 40,19% tổng dư nợ. Điều này tiềm ẩn rủi ro khá lớn nếu một trong số khách hàng này không trả được nợ theo cam kết. Khách hàng có dư nợ lớn thuộc các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; thương mại gạo, chăn nuôi, sản xuất hàng tiêu dùng khác (trừ dệt, may mặc, da – giày, …). Trong thời gian tới, Vietcombank Long An định hướng tập trung phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; tín dụng thể nhân.