Dự phòng rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro • Dự phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.4.2.2. Dự phòng rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro • Dự phòng rủi ro:

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập với mục đích bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và được phép hạch toán vào chi phí của ngân hàng. Dự phòng rủi ro nhiều hay ít phụ thuộc vào dư nợ tín dụng và tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định.

Trích lập dự phòng rủi ro:

Trích lập dự phòng rủi ro là sử dụng công cụ kế toán để hạch toán vào chi phí nhằm hình thành quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc trích lập dự phòng là việc làm có tính chất bắt buộc đối với mọi tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành, ít nhất mỗi quý một lần, các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng một lần theo số dư nợ thực tế. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng có thể trích lập dự phòng hàng quý hoặc hàng tháng tùy theo quy định nội bộ. Dự phòng rủi ro được trích lập bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

+ Mức trích lập dự phòng cụ thể:

Mức trích lập dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau đây:

R = ƩRi

Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng.

Ri: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri = Ʃ(Ai – Ci) x r

Trong đó:

+ Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức sau:

+ A: Giá trị của khoản nợ.

+ C: Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. + r: Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể theo quy định:

Nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. + Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định theo công thức sau:

Ri = Ʃ[(Ai – Ci)] x r

Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 02 điều này.

Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

+ Mức trích lập dự phòng chung:

Dự phòng chung là khoản dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được mức thiệt hại khi phân loại nợ.

Công thức tính dự phòng chung phải trích như sau:

Mức dự phòng chung phải trích = [Dư nợ nhóm 1 đến nhóm 4] x 0,75% * Trích bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng:

Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cu thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu (hạch toán tăng chi phí). Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trich lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa (hạch toán giảm chi phí).

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản kinh tế thành phố Hồ Chí Minh )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)