9. Kết cấu luận văn:
1.2.3.1 Nguyên tắc chi theo dự toán
Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên góc độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính Nhà nước với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Từ đó làm nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán. Việc đòi hỏi quản lý chi thường
xuyên của NSNN phải theo dự toán là xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất, hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu, chi của NSNN phụ
thuộc vào sự phán quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước, đồng thời luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực Nhà nước đó. Do vậy mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi khoản chi đó đã nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và thông qua.
Thứ hai, phạm vi chi của NSNN rất đa dạng liên quan tới nhiều loại hình đơn
vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mức chi cho mỗi hoạt động được xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng, hoặc ngay giữa các cơ quan trong cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng điều kiện về trang bị cơ sở vật chất có sự khác nhau, quy mô và tính chất hoạt động có sự khác nhau sẽ dẫn đến mức chi từ NSNN cho các cơ quan đó cũng có sự khác nhau.
Thứ ba, có sự quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối của
NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế được tính tuỳ tiện về nguyên tắc ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Định kỳ, theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định các ngành, các cấp các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh. Muốn vậy, dự toán chi đã được xác lập theo các chỉ tiêu nào, theo khoản, mục nào thì quyết toán chi phí cũng phải được lập như vậy.