Tăng cường kiểm soát chi ngân sách thườngxuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 35)

9. Kết cấu luận văn:

1.3 Tăng cường kiểm soát chi ngân sách thườngxuyên

1.3.1 Quan điểm tăng cường

Tăng cường là làm cho một công việc hay một nhiệm vụ thực hiện được mạnh và hoàn thiện thêm.

1.3.2 Ý nghĩa của việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước nhà nước qua Kho bạc nhà nước

Tăng cường KSC thường xuyên NSNN nhằm tăng cường kiểm soát chi phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật NSNN sửa đổi năm 2015, có hiệu lực thi hành từ 2017. Nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành mới hoặc

sửa đổi, bổ sung hướng dẫn căn cơ đối với hoạt động NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với KSC NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN nói riêng. Vì vậy, KBNN cũng phải đổi mới cơ chế KSC nói chung và KSC thường xuyên nói riêng cho phù hợp với Luật NSNN sửa đổi và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Yêu cầu đặt ra là các khoản chi NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Tăng cường KSC thường xuyên sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.

Việc tăng cường KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực của các đơn vị sử dụng ngân sách; Đồng thời, phát hiện những kẻ hở trong quản lý để có kiến nghị, sửa đổi, bổ sung kịp thời, làm cho cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN ngày càng chặt chẽ hơn.

Tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu NSNN còn phổ biến. Phần lớn các đơn vị thụ hưởng NSNN luôn có xu hướng xây dựng dự toán chi cao hơn nhu cầu thực tế và trong quá trình chấp hành dự toán thì luôn tìm cách sử dụng hết phần kinh phí đã được cấp mà không chú trọng đến tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN, từ đó dẫn đến n h i ề u khoản chi sai chế độ, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức,… Thậm chí, một số đơn vị làm giả chứng từ để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ. Vì vậy, KBNN cần phải có giải pháp tăng cường kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độ của đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quản lý và SDNS.

1.4 Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc nhà nước ở một số địa phương và những bài học rút ra Kho bạc nhà nước ở một số địa phương và những bài học rút ra

1.4.1 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở một số địa phương phương

1.4.1.1 Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Vĩnh Long

KBNN Vĩnh Long thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Từ đó đến nay, KBNN Vĩnh Long luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Vĩnh Long là một trong những tỉnh có nguồn thu NSNN tương đối lớn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Vĩnh Long thực hiện tốt công tác cấp phát và kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Vĩnh Long đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Vĩnh Long đã từ chối thanh toán rất nhiều món tiền. Tính riêng năm 2017, KBNN Vĩnh Long đã từ chối thanh toán 293 món với tổng số tiền là 851 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên, KBNN Vĩnh Long đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong công tác KSC thường xuyên NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Vĩnh Long đã tổ chức triển khai đến toàn thể công chức trong đơn vị. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh ban hành các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

Công tác tin học được KBNN Vĩnh Long phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và KSC thường xuyên NSNN. Tại Kho bạc tỉnh và tất cả các KBNN huyện trực thuộc đều có hệ thống mạng nội bộ và nối mạng về KBNN tỉnh. Các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác chi và kiểm soát chi được triển khai trong toàn hệ thống như: Chương trình TCS, TTĐT, TTSP, KQKB, TTVĐT, Tabmis … phục vụ cho công tác kế toán và kiểm soát chi thường xuyên. Chương trình TTVĐT phục vụ kiểm soát chi vốn sự nghiệp kinh tế và vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, chương trình thanh toán điện tử và thanh toán song phương đã giúp cải thiện công tác thanh toán chi trả trong hệ thống KBNN. Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh toán song phương.

Chú trọng công tác tổ chức cán bộ. KBNN Vĩnh Long xem yếu tố con người là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vị trí phù hợp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức với nhiều hình thức khá nhau.

1.4.1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tại Kho bạc nhà nước Huyện Thủ Thừa Tỉnh Long An nhà nước tại Kho bạc nhà nước Huyện Thủ Thừa Tỉnh Long An

Tại KBNN Thủ Thừa, khi có bất cứ văn bản, chế độ mới nào bắt đầu có hiệu lực hoặc các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Thủ Thừa luôn tiến hành triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN Thủ Thừa . Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND, HĐND huyện ban hành các chế độ về chi ngân sách địa phương, tổ chức triển khai thông tư và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

Công tác tin học được KBNN Thủ Thừa phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác chi và kiểm soát chi được triển khai, đặc biệt, chương trình thanh toán điện tử đã giúp cải thiện công tác thanh toán trong hệ thống KBNN. Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ

công phải mất nhiều thời gian thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh toán điện tử.

KBNN Thủ Thừa xem cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vị trí phù hợp. Giới thiệu đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức.

1.4.2 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước nhà nước

Từ những kinh nghiệm kiểm soát thường xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Huyện Tân Trụ như sau:

Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ đơn

thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý.

Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường

xuyên. Nghiên cứu và áp dụng một cách khoa học, phù hợp quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động nghiệp vụ

KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN.

Bốn là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản

lý NSNN và kiểm soát chi thường xuyên. Để công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, Kho bạc phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán

bộ làm công tác kiểm soát chi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về NSNN, sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Việc kiểm soát chi NSNN xuất phát từ mục tiêu quản lý quỹ NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng niên độ ngân sách, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công, đưa Luật NSNN vào thực tế một cách linh hoạt, nâng cao hiệu quả của chi tiêu NSNN, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham nhũng, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN TRỤ TỈNH LONG AN

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Huyện Tân Trụ có ảnh hưởng đến chi ngân sách thường xuyên đến chi ngân sách thường xuyên

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Tân Trụ 2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tân Trụ thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long kẹp giữa hai công sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là một huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Long An. Phía Bắc giáp huyện Bến Lức;

Phía Đông giáp huyện Cần Đước; Phía Nam giáp huyện Châu Thành;

Phía Tây giáp thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa.

Huyện Tân Trụ có tổng diện tích tự nhiên khoảng 106,50 km2, chiếm 2,37% diện tích tự nhiên của tỉnh, được chia ra 10 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Tân Trụ là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của huyện.

Tân Trụ có vị trí địa lý rất thuận lợi. Từ Thị trấn Tân Trụ trung tâm của huyện cách thành phố Tân An của tỉnh khoảng 20 km về phía Tây và cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 40 km về phía Nam Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây bao bộc hai bên, thuận tiện cả về giao thông thuỷ bộ.

Nguồn nước tưới được cung cấp thường xuyên bởi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn nhiều nhánh sông như: sông Nhật Tảo, sông Tân Trụ và nhiều hệ thống kênh rạch.

2.1.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội

Cơ cấu kinh tế của Huyện Tân Trụ đang chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm trên địa bàn tăng lên, khu vực nông nghiệp giảm dần. Thế mạnh của nông nghiệp Tân Trụ là phát triển cây lúa, cây thanh long và nuôi tôm.

Thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, thị trường đô thị phát triển, thị trường nông thôn khởi sắc. Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng, bảo hiểm và một số dịch vụ khác phát triển khá.

Giáo dục - đào tạo phát triển cả về qui mô và chất lượng. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đã hoàn thành sớm hơn dự kiến.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm. Công tác phòng, trị bệnh đạt kết quả tốt. Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc, nhất là ở tuyến cơ sở được chú trọng.

Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, có tiến bộ, nội dung và hình thức được đổi mới. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển rộng, ngày càng phong phú, góp phần nâng cao dân trí và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Hoạt động chăm sóc người có công với cách mạng, trợ giúp các đối tượng khó khăn duy trì và mở rộng. Thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở... đã tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tham gia sản xuất, tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

2.1.2 Thực trạng hệ thống ngân sách và hoạt động ngân sách nhà nước ở Huyện Tân Trụ Huyện Tân Trụ

2.1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tân Trụ

Hệ thống NSNN trên địa bàn Huyện Tân Trụ gồm một phần NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm: Ngân sách cấp tỉnh;

Ngân sách cấp huyện;

Hình 2.1 Hệ thống NSNN trên địa bàn huyện Tân Trụ

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên quy định pháp luật hiện hành.

2.1.2.2 Nguyên tắc quan hệ ngân sách:

Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau: NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể theo luật định.

Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.

Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không

được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH CẤP XÃ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH

2.2 Tăng cường kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc nhà nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long An nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

2.2.1 Tổng quan về Kho bạc nhà nước Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An 2.2.1.1 Quá trình ra đời Kho bạc nhà nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)