Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tân Trụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 41)

9. Kết cấu luận văn:

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tân Trụ

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tân Trụ thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long kẹp giữa hai công sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là một huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Long An. Phía Bắc giáp huyện Bến Lức;

Phía Đông giáp huyện Cần Đước; Phía Nam giáp huyện Châu Thành;

Phía Tây giáp thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa.

Huyện Tân Trụ có tổng diện tích tự nhiên khoảng 106,50 km2, chiếm 2,37% diện tích tự nhiên của tỉnh, được chia ra 10 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Tân Trụ là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của huyện.

Tân Trụ có vị trí địa lý rất thuận lợi. Từ Thị trấn Tân Trụ trung tâm của huyện cách thành phố Tân An của tỉnh khoảng 20 km về phía Tây và cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 40 km về phía Nam Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây bao bộc hai bên, thuận tiện cả về giao thông thuỷ bộ.

Nguồn nước tưới được cung cấp thường xuyên bởi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn nhiều nhánh sông như: sông Nhật Tảo, sông Tân Trụ và nhiều hệ thống kênh rạch.

2.1.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội

Cơ cấu kinh tế của Huyện Tân Trụ đang chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm trên địa bàn tăng lên, khu vực nông nghiệp giảm dần. Thế mạnh của nông nghiệp Tân Trụ là phát triển cây lúa, cây thanh long và nuôi tôm.

Thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, thị trường đô thị phát triển, thị trường nông thôn khởi sắc. Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng, bảo hiểm và một số dịch vụ khác phát triển khá.

Giáo dục - đào tạo phát triển cả về qui mô và chất lượng. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đã hoàn thành sớm hơn dự kiến.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm. Công tác phòng, trị bệnh đạt kết quả tốt. Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc, nhất là ở tuyến cơ sở được chú trọng.

Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, có tiến bộ, nội dung và hình thức được đổi mới. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển rộng, ngày càng phong phú, góp phần nâng cao dân trí và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Hoạt động chăm sóc người có công với cách mạng, trợ giúp các đối tượng khó khăn duy trì và mở rộng. Thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở... đã tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tham gia sản xuất, tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

2.1.2 Thực trạng hệ thống ngân sách và hoạt động ngân sách nhà nước ở Huyện Tân Trụ Huyện Tân Trụ

2.1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tân Trụ

Hệ thống NSNN trên địa bàn Huyện Tân Trụ gồm một phần NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm: Ngân sách cấp tỉnh;

Ngân sách cấp huyện;

Hình 2.1 Hệ thống NSNN trên địa bàn huyện Tân Trụ

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên quy định pháp luật hiện hành.

2.1.2.2 Nguyên tắc quan hệ ngân sách:

Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau: NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể theo luật định.

Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.

Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.

Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không

được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH CẤP XÃ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH

2.2 Tăng cường kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc nhà nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long An nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

2.2.1 Tổng quan về Kho bạc nhà nước Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An 2.2.1.1 Quá trình ra đời Kho bạc nhà nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long 2.2.1.1 Quá trình ra đời Kho bạc nhà nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long An

Tại quyết định số 185 /TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, V/v thành lập Chi Cục Kho bạc Nhà nước Long An trực thuộc Cục Kho bạc Nhà Nước và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990

Cùng với hệ thống KBNN trong cả nước, KBNN Tân Trụ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/03/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quyết định số 186/TC.TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trụ sở đặt tại ấp Bình Hòa, Thị trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.

Ngày 22/5/1995, theo Quyết định số 414 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chi cục Kho bạc Nhà nước Long An đổi tên thành Kho bạc Nhà nước Long An, Chi nhánh Kho bạc Nhà nước các huyện đổi thành Kho bạc Nhà nước huyện .Từ năm 1998, hệ thống Kho bạc Nhà nước Long An có 1 văn phòng và 13 Chi nhánh trực thuộc ở các huyện.

Trải qua 29 năm thành lập và phát triển, cùng với sự ổn định, phát triển của ngành và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, KBNN Huyện Tân Trụ đã vượt qua được rất nhiều khó khăn và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đạt được nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý quá trình phân phối nguồn lực của huyện, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước huyện Tân Trụ, tỉnh Long An Long An

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An

Tổ chức bộ máy KBNN Huyện Tân Trụ hoạt động theo cơ chế thủ trưởng, Giám đốc KBNN Huyện Tân Trụ chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN tỉnh Long An và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; Quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

Bộ máy tổ chức gồm 11 người trong biên chế, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo, 1 kế toán trưởng và 8 cán bộ nghiệp vụ.

Ban giám đốc: Có quyền quyết định cấp phát hay từ chối cấp phát

các khoản chi NSNN.

Kế toán trưởng: Kiểm soát và ký duyệt các chứng từ thu, chi NSNN. Thực

hiện nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.

Giao dịch viên:

Trực tiếp quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ chứng từ chi NSNN. Tổ chức hạch toán, kế toán thu NSNN theo chế độ quy định.

Gửi báo cáo tình hình thu chi cho cơ quan KBNN cấp trên, cơ quan đồng cấp (thuế, tài chính).

Xem xét đối chiếu, báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trình Giám đốc xác nhận số tạm ứng, thực chi NSNN qua KBNN.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Chi tiền mặt, thanh toán cho đơn vị sử dụng kinh phí NSNN theo duyệt chi của Giám đốc KBNN.

Theo dõi dự toán chi NSNN năm và cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN của các cơ quan.

Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ cấp phát thanh toán các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản.

Về năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN Huyện Tân Trụ: Khi mới

thành lập, đội ngũ cán bộ công chức KBNN Huyện Tân Trụ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thời gian gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo KBNN Tỉnh Long An trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đã được đẩy mạnh từ đó trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức được nâng lên đáng kể. Tính đến năm 2018 trình độ cán bộ tại KBNN Huyện Tân Trụ như sau:

Bảng 2.1 Trình độ cán bộ tại KBNN Huyện Tân Trụ Cán bộ KBNN Huyện Tân Trụ Trình độ Sau Đại học (Cán bộ) Đại học (Cán bộ) Trung cấp (Cán bộ) Năm 2016 9 2 Năm 2018 3 8 0

Nguồn: KBNN Huyện Tân Trụ năm 2016-2018

Về trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ đã được nâng lên cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc.

2.2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Kho bạc nhà nước Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An Tân Trụ Tỉnh Long An

- Chức năng :

Là tổ chức trực thuộc KBNN Long An có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ

Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật.

Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.

Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp huyện theo chế độ quy định.

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện.

Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.

2.2.1.4 Kết quả hoạt động Kho bạc nhà nước Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An từ năm 2016-2018

1. Số chi thường xuyên của các cấp ngân sách

Bảng 2. 2 Số liệu chi thường xuyên NSNN các cấp qua KBNN huyện Tân Trụ, tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2016- 2018

ĐVT: triệu đồng Năm Cấp NS 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 (%) So sánh 2018/2017 (%) Trung ương 50.627 54.854 60.851 108 111 Tỉnh 33.076 35.814 38.387 109 107 Huyện 160.015 172.732 193.714 108 112 Xã 44.611 45.488 47.139 102 104 Tổng 288.329 308.888 340.091 107 110

% năm sau so năm trước 100% 107% 110%

Với qui mô, số lượng đơn vị trên địa bàn Huyện Tân Trụ và thực tế các khoản chi thường xuyên của từng cấp ngân sách như Bảng 2.2 cho thấy hoạt động KSC thường xuyên qua KBNN Huyện Tân Trụ ngày càng càng tăng qua từng năm ở tất cả bốn cấp ngân sách, cụ thể tổng chi NSNN qua KBNN Huyện Tân Trụ 3 năm, từ 2016 là 288.329 triệu đồng đến năm 2018 là 340.091 triệu đồng, tăng 17%, mức độ tăng hàng năm từ 7% đến 10%. Chứng tỏ nhiệm vụ KSC thường xuyên của KBNN Huyện Tân Trụ khối lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên về biên chế và cơ cấu bố trí nhân lực cho công tác này cũng không được tăng do chủ trương sắp sếp tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước theo chủ trương của Chính Phủ.

Trong giai đoạn từ năm 2016-2018 chi Ngân sách các cấp có biểu hiện tăng dần qua các năm, nhất là năm 2018 tổng chi NSNN tăng 10% so năm 2016 chủ yếu là ở cấp huyện và xã, do được bổ sung từ nguồn thu NSNN vượt dự toán để đáp ứng nhu cầu các nhiệm vụ chi cần thiết về chi quản lý hành chính trên địa bàn huyện, xã.

2. Cơ cấu chi thường xuyên

Bảng 2. 3. Số liệu chi thường xuyên đã qua KSC theo nhóm mục chi

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: KBNN Huyện Tân Trụ

Trong những năm qua KBNN Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An đã rất chú trọng đến kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng, nhìn chung KBNN Huyện Tân Trụ đã thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, định mức, đúng chế độ quy định của Nhà nước. Qua đó góp phần lành mạnh

Năm Nhóm mục chi thường xuyên

2016 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Thanh toán cho cá nhân 184.530 64 203.866 66 231.262 68 Chi về hàng hóa, dịch vụ 89.382 31 89.577 29 81.621 24 Chi mua sắm tài sản 8.649 3 9.266 3 17.005 5

Chi khác 5.768 2 6.178 2 10.203 3

hóa quá trình chi tiêu NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Kiểm soát chi thường xuyên đối với cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân; chi thanh toán hàng hoá, dịch vụ, mua sắm, sửa chữa nhỏ và các khoản mua sắm phục vụ nghiệp vụ chuyên môn; chi các khoản chi hỗ trợ, bổ sung và các khoản chi khác.

* Các khoản chi thanh toán cho cá nhân

Đây là tiểu nhóm mục chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên NSNN, tiểu nhóm mục chi thanh toán cá nhân trong dự toán chi thường xuyên được giao của đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện từ mục 6000 đến mục 6400 của mục lục NSNN hiện hành, bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán cá nhân khác.

Đồ thị 2.1 Cơ cấu các khoản chi thanh toán cá nhân so với tổng chi thường xuyên NSNN từ năm ngân sách 2016-2018

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: KBNN Huyện Tân Trụ

Trong thời gian từ năm ngân sách 2016 đến hết năm ngân sách 2018, số chi thanh toán cho cá nhân của các đơn vị qua KBNN huyện Tân Trụ với kết quả tăng dần qua các năm là: năm 2016 đạt 184.530 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64% trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị; năm 2017 đạt 203.866 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66% trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị; năm 2018 đạt 231.262

triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị. Với kết quả như vậy ta có thể thấy rằng số chi NSNN cho nhóm mục thanh toán cá nhân

là rất lớn chiếm hơn nửa trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị qua các năm. Có thể thấy chi NSNN cho tiền lương, tiền công, phụ cấp tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do mức lương tối thiểu đối với cán bộ công chức, viên chức được Nhà nước điều chỉnh tăng, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. Căn cứ để KBNN Huyện

Tân Trụ thực hiện việc kiểm soát các khoản chi này là Nghị định của Chính phủ về

chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các quy định hiện hành của Nhà nước về tiền lương cấp bậc, chức vụ của nhà nước về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng.

Bảng 2.4 Số liệu chi tiết chi thanh toán cho cá nhân

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: KBNNHuyện Tân Trụ.

Năm 2016 chi 184.530 triệu đồng đến năm 2018 lên tới 231.262 triệu đồng do từ 1/7/2016 mức lương tối thiểu chung là 1.210.000 đồng/tháng, ngày 1/7/2017 mức lương tối thiểu là 1.300.000đ/ tháng, ngày 1/7/2018 mức lương tối thiểu là 1.390.000đ/tháng. Như vậy từ năm 2016-2018 mức lương tối thiểu tăng 180.000 đồng/tháng. Do mức lương cơ sở tăng nên các khoảng phụ cấp theo lương cũng tăng lên theo từng năm. Qua bảng số liệu 2.4 của KBNN Huyện Tân Trụ cũng giúp chúng ta thấy rõ chi tiền lương chiếm tỷ trọng cao nhất đạt ngưỡng 65% trong con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)