Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 39 - 41)

9. Kết cấu luận văn:

1.4.2 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước

nhà nước

Từ những kinh nghiệm kiểm soát thường xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Huyện Tân Trụ như sau:

Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ đơn

thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phương quản lý.

Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường

xuyên. Nghiên cứu và áp dụng một cách khoa học, phù hợp quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động nghiệp vụ

KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN.

Bốn là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản

lý NSNN và kiểm soát chi thường xuyên. Để công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, Kho bạc phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán

bộ làm công tác kiểm soát chi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về NSNN, sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Việc kiểm soát chi NSNN xuất phát từ mục tiêu quản lý quỹ NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng niên độ ngân sách, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công, đưa Luật NSNN vào thực tế một cách linh hoạt, nâng cao hiệu quả của chi tiêu NSNN, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham nhũng, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN TRỤ TỈNH LONG AN

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Huyện Tân Trụ có ảnh hưởng đến chi ngân sách thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)