Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 31 - 32)

9. Kết cấu luận văn:

1.2.3.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước

Chi trực tiếp qua KBNN là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSNN, KBNN, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng NSNN thanh toán chi trả (gọi chung là người được hưởng) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cách thức tiến hành cụ thể là: Đơn vị sử dụng NSNN ủy quyền cho KBNN trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nào đó, nơi người được hưởng mở tài khoản giao dịch.

Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN cần phải giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cách

chặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt; tuân thủ đúng cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗi khoản chi; và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi.

Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án… sử dụng kinh phí NSNN

(gọi chung là đơn vị sử dụng kinh phí NSNN) phải mở tài khoản tại KBNN chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán NSNN.

Thứ ba, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách

của các cơ quan, đơn vị cùng cấp;kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán cấp dưới nếu không đúng dự toán ngân sách được giao, không phù hợp với cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗi khoản chi thì yêu cầu điều chỉnh lại. Định kỳ, sau khi nhận được báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp 1 trực thuộc, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định các báo cáo quyết toán đó để tổng hợp số liệu vào quyết toán chi NSNN.

Thứ tư, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; tham gia với các cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị.

Thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện sau: Không có trong dự toán NSNN được giao; Không phù hợp với cơ chế quản lý tài chính mà đơn vị được phép áp dụng đối với mỗi khoản chi; Chưa được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi; Không đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành chi trả trực tiếp qua KBNN (các điều kiện này sẽ có thay đổi theo thời gian cùng với việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN qua KBNN).

Thứ năm, lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi

thường xuyên cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện tại. Cụ thể: Phương thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi trả tiền lương và có tính chất như tiền lương sẽ khác với phương thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản mua sắm đồ dùng trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa và xây dựng nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)