Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Huyện Tân Trụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 88 - 93)

9. Kết cấu luận văn:

3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Huyện Tân Trụ

Các ban ngành, địa phương là cơ quan trực tiếp phê duyệt dự toán chi NSNN, do vậy để hoạt động KSC đạt được hiệu quả cao, thì các ban, ngành, địa phương cần phải:

- Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn chi tiết các chế độ đặc thù đối với từng lĩnh vực, ngành, địa phương phải dựa trên các chế độ, định mức mà Bộ Tài chính đã ban hành. Tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chế độ chi tiêu NSNN đến tất cả các đơn vị sử dụng NSNN. Nâng cao vai trò giám sát của HĐND huyện nhất là Ban Kinh tế Xã hội đối với lĩnh vực kinh tế của huyện

- Có sự chỉ đạo quyết liệt đối với các đơn vị SDNS trên địa bàn về việc chấp hành các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phú, nghiêm chỉnh các chế độ quy định về chi tiêu NSNN, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhất là việc chi trả lương qua tài khoản thẻ ATM. Có biện pháp tác động đến các ngân hàng thương mại trên địa bàn để các ngân hàng này mở rộng hơn nữa các điểm chi trả qua máy ATM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng và dần dần hình thành thói quen không giữ tiền mặt.

- Quyết định phân bổ giao dự toán đầu năm kịp thời đúng thời gian theo Luật NSNN qui định, hạn chế tối đa phương thức tạm cấp dự toán. UBND cần thay đổi cơ chế thực hiện giải pháp tình thế trong điều kiện thu NSNN không kịp tiến độ chi NSNN như hiện nay. Thay vì phân bổ dự toán nhiều lần trong năm theo tiến độ thu, thì thực hiện phân bổ một lần vào đầu năm theo đúng Luật Ngân sách.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các khoản chi thường xuyên NSNN để phát hiện kịp thời, ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các đơn vị SDNS./.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 luận văn đã đưa ra được: Định hướng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Đề tài đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua KBNN Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An, trong đó chú ý đến một số giải pháp về tổ chức bộ máy, con người; phát triển, sử dụng hiệu quả công nghệ và kỹ thuật mới trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; tuân thủ quy trình kiểm soát chi một cách nghiêm túc; hiện đại hóa và nghiên cứu phát triển quy trình, nội dung kiểm soát chi ngân sách nhà nước phù hợp với thực tiễn; đổi mới phương thức và công cụ kiểm soát chi; tăng cường phối hợp với cơ quan Tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách; đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với KBNN Tỉnh Long An, UBND Huyện Tân Trụ.

KẾT LUẬN

Trong tình hình hiện nay, Nhà nước ta đang đồng loạt triển khai nhiều giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN là điều hết sức cần thiết và cấp bách nhằm ngăn chặn biểu hiện tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tiền của của Nhà nước, do đó phải kiểm soát từng khoản chi tiêu của đơn vị là rất cần thiết và hệ thống KBNN đã phải nỗ lực hơn, phát huy hết vai trò, chức năng của mình mà Chính phủ, Bộ Tài chính đã tin tưởng giao phó.

Tăng cường KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Huyện Tân Trụ nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Với mục đích nghiên cứu tìm giải pháp để tăng cường KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Tân Trụ. Luận văn “Kiểm soát chi ngân sách thường

xuyên qua KBNN Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An” đã làm rõ hơn sự cần thiết của

KSC thường xuyên NSNN qua KBNN và đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đó là:

Về mặt lý thuyết, luận văn đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về NSNN, chi NSNN, KSC thường xuyên NSNN qua KBNN; Nguyên tắc kiểm soát; Nội dung và quy trình kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN.

Trên cơ sở khảo sát, thống kê và tổng hợp, phân tích, luận văn đã đánh giá thực trạng về cơ chế cũng như kết quả tổ chức triển khai thực hiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Tân Trụ. Khẳng định kết quả kiểm soát chi, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Tân Trụ.

Các giải pháp và kiến nghị của luận văn không chỉ mang tính lý luận, và còn mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện. Tác giả hy vọng bản luận văn này sẽ là cơ sở tham khảo để KBNN Huyện Tân Trụ tiếp tục hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN trong thời gian tới.

Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, song do thời gian có hạn cũng như công tác KSC thường xuyên NSNN cũng khá phức tạp, nên kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần học hỏi, tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An, các nhà nghiên cứu, và những người quan tâm tới đề tài này để luận văn được thực hiện và áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả cao nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006). Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006, hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

2. Bộ Tài chính (2006). Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006, hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

3. Bộ Tài chính (2007). Thông tư số 84/2007/TT-BTC ngày 17/07/2007 sửa đổi một số điểm của Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

4. Bộ Tài chính (2009). Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

5. Bộ Tài chính (2012). Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

6. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 quy định chi tiết về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.

7. Bộ tài chính (2016). Thông tư 39 /2016/TT-BTC Sửa đổi bổ sung một số điều TT 161/2012 của BTC Quy định chế độ kiểm soát , thanh toán các khoàn chi NSNN qua KBNN

8. Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

9. Bộ Tài chính (2017). Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

10. Bộ tài chính (2017). Thông tư 13/2017/TT-BTC Quy định quản lý thu,chi TM qua hệ thống KBNN.

11. Báo cáo tổng kết năm 2016-2018 của Kho bạc Nhà nước Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An.

12. Chính phủ( 2005). Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

13. Chính phủ( 2015). Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 7 năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

14. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “ Tài chính tiền tệ “. Nhà xuất bản kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

15. Kho bạc Nhà nước (2006). Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc - TABMIS, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

16. Kho bạc Nhà nước (2017). Quyết định số 4236/QĐ-KBNN, ngày 8 tháng 9 năm 2017 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

17. Kho bạc Nhà nước (2018). Quyết định 2899/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 Quyết định về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng.

18. Quốc hội (2015). Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)