Những hạn chế, trở ngại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 75 - 76)

9. Kết cấu luận văn:

2.2.3.2 Những hạn chế, trở ngại

- KSC theo kết quả đầu vào, chưa thực hiện KSC theo kết quả đầu ra: Yêu

cầu đặt ra cho công tác KSC là các khoản chi NSNN phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Tân Trụ mới dừng lại ở mức độ là đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Còn việc đánh giá khoản chi đó có tiết kiệm hay không? Có hiệu quả hay không thì rất khó để đánh giá được chính xác trong quá trình KSC. Đây có thể nói là nhược điểm của cơ chế KSC theo kết quả đầu vào. Để khắc phục nhược điểm này trong thời gian qua Nhà nước đã từng bước thực hiện các cải cách tài chính công cũng như tạo hành lang pháp lý để các đơn vị tự chủ hơn về lĩnh vực tài chính, nhằm mục tiêu sử dụng nguồn lực hiệu quả, nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này được thể hiện qua Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Tuy nhiên đến nay mới chỉ một số Bộ, ngành có thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế, tài chính theo Nghị định của Chính phủ; Nhiều văn bản pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập như các chính sách về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, học phí, viện phí, nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc còn thiếu, chậm được ban hành hoặc chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung, ...

- Về qui trình, chuyên môn, nghiệp vụ: Ngoài những ưu điểm của việc đổi mới qui trình theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, thì việc KSC cũng còn bị hạn chế. Đối với các nội dung chi được KSC bằng bảng kê chứng từ, chất lượng, hiệu quả từ hoạt động KSC đem lại chưa cao. Cơ chế KSC bằng bảng kê chứng từ với các khoản chi dưới 20 triệu đồng mặc dù đã góp phần giảm tải cho KBNN. Tuy nhiên qua thực tế thực hiện, các đơn vị SDNS khi kê nội dung thanh toán còn tùy tiện, chưa phản ánh đúng thực tế nội dung các khoản chi, làm cho công tác KSC không được chặt chẽ.

Về ý thức chấp hành Luật cũng như tính bảo thủ duy trì phương thức thành toán bằng tiền mặt trong chi tiêu NSNN của đơn vị SDNS:

Thứ nhất, Đối với các khoản chi thuộc diện phải thực hiện đấu thầu, còn xảy

ra tình trạng đơn vị SDNS chia nhỏ gói thầu để tránh đấu thầu hoặc chia giá trị dưới 20 triệu đồng để dùng bảng kê chứng từ thanh toán với kho bạc. Điều này được thể hiện rõ là cùng một loại hàng hóa, cùng một nhà cung cấp nhưng đơn vị lại thực hiện hợp đồng với nhà cung cấp nhiều lần trong một thời gian ngắn. Mặc dù Nhà nước đã ra nhiều văn bản nghiêm cấm việc này. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể quy định như thế nào là chia nhỏ gói thầu cũng như việc xử lý vi phạm vi phạm hành chính.

Thứ hai: Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong chi thường xuyên NSNN

của các đơn vị SDNS trên địa bàn còn khá cao, năm 2017 còn chiếm tỉ lệ 25,2% tổng chi thường xuyên cả năm. Tình trạng này đã gây ra những hậu quả xấu trên nhiều phương diện như: Mất an toàn trong thanh toán; Tốn nhiều công sức và thời gian đến Kho bạc rút tiền; Việc quản lý quỹ NSNN kém hiệu quả, KBNN Tân Trụ phải trả một khoản chi phí khá lớn cho các công việc kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền mặt cũng như ảnh hưởng đến công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước, làm suy giảm hiệu quả công tác quản lý và KSC NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)