Định hướng của Kho bạc nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 80 - 82)

9. Kết cấu luận văn:

3.1.1 Định hướng của Kho bạc nhà nước Việt Nam

KBNN xây dựng định hướng chi NSNN dựa trên định hướng chi NSNN của KBNN, tuân thủ những quy định chung theo Luật hiện hành kết hợp với những yêu cầu riêng đặc thù của địa bàn huyện. Định hướng chi NSNN được xây dựng một cách hợp lý và mang tính chính xác cao.

Tất cả các khoản chi NSNN cần được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán Nhà nước đã duyệt, theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được Thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách chuẩn chi.

Các cơ quan, đơn vị, chủ dự án sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN

Chính vì vậy, định hướng tăng cường kiểm soát chi ngân sách của KBNN đề ra như sau:

Thứ nhất, triệt để thực hiện phương thức cấp phát chi thường xuyên NSNN theo

dự toán, tiến tới các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán được duyệt. Dự toán sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được chấp hành nghiêm ngặt, mọi khoản chi phải đảm bảo không vượt dự toán cả về tổng mức và cơ cấu từng khoản chi. Hạn chế dần sử dụng phương thức ghi thu - ghi chi. Chỉ sử dụng phương thức ghi thu - ghi chi đối với các khoản thu chi bằng hiện vật hay ngày công lao động. Cơ quan tài chính không được sử dụng phương thức lệnh chi tiền để cấp phát các khoản chi

thường xuyên, hạn chế tối đa các khoản chi bằng lệnh chi tiền, chỉ trừ các khoản chi mang tính cấp thiết hay liên quan tới bí mật an ninh quốc gia.

Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán chi thường xuyên NSNN, đảm

bảo nguyên tắc mọi khoản chi của ngân sách đều được cấp phát trực tiếp từ KBNN đến đối tượng cung cấp lao động, hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, KBNN sẽ tăng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để cấp phát, chi trả các khoản chi thường xuyên, hạn chế tối đa việc xuất quỹ ngân sách để cấp tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN. Quy trình thủ tục kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi ngân sách phải đạt được mục tiêu cấp đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng NSNN.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên NSNN

tại Kho bạc theo hướng tinh gọn tránh tình trạng có nhiều bộ phận cùng đảm nhận công việc kiểm soát chi thường xuyên. Từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, xoá bỏ kịp thời những qui định không cần thiết, tổ chức niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, qui trình trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi "một cửa" theo hướng vừa nhanh chóng, thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN vừa tăng cường tính chặt chẽ trong kiểm soát chi.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN làm nhiệm vụ

kiểm soát chi thường xuyên đáp ứng cho nhu cầu đổi mới và hiện đại hoá ngành Kho bạc.

Thứ năm, tăng cường ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong chi

tiêu NSNN, nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác của kế toán và thủ trưởng đơn vị trong việc chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)