Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 76 - 80)

9. Kết cấu luận văn:

2.2.3.3 Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi ngân

soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Huyện Tân Trụ

1. Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và kiểm soát chi NSNN

Luật được ban hành phải chờ khá lâu mới có Nghị định, rồi đến Thông tư hướng dẫn, mộ số lĩnh vực đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn của địa phương, thì được thực hiện chậm hơn rất nhiều; Đặc biệt nội dung hướng dẫn của địa phương có lúc còn trái với văn bản quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lúng túng trong thực hiện.

Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; Nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến tổ chức thực hiện thiếu thống nhất giữa các địa phương, thậm chí cùng địa phương, khác địa bàn huyện.

Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.

Thứ hai, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và công tác phối

hợp giữa các cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng, cụ thể trong văn bản. Nhưng cũng có trường hợp còn trùng lặp và chồng chéo dẫn đến việc phân bổ và giao dự toán chậm, bổ sung nhiêu lần làm ảnh hưởng rất nhiều tới chi tiêu của đơn vị SDNS và công tác kiểm soát chi của Kho bạc. Đặc biệt, chưa có sự phối hợp, phân công rõ ràng giữa Cơ quan Tài chính và Kho bạc trong việc triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác chi và kiểm soát chi NSNN vì vậy dẫn đến tình trạng chế độ quy định có rồi nhưng đơn vị không biết để thực hiện.

Thứ ba, nguyên nhân thuộc về trình độ, năng lực và ý thức tuân thủ pháp luật

của đơn vị SDNS:

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các đơn vị SDNS chưa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, tiêu cực, kém hiệu quả trong SDNS.

Cán bộ xã thường yếu về nghiệp vụ lại thay đổi thường xuyên; Kế toán các đơn vị trường học thường do giáo viên làm kiêm nhiệm, nên thiếu kiến thức chuyên

môn về công tác kế toán. Khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ về quản lý chi tiêu NSNN của các cán bộ này là rất hạn chế. Từ đó, khả năng tham mưu cho Thủ trưởng trong việc xây dựng các chế độ chi tiêu nội bộ chưa phù hợp, thậm chí trái, không có so với chế độ do cơ quan chức năng ban hành và việc kiểm soát các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ là rất khó khăn và kém hiệu quả.

Thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị SDNS còn cao, việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để tạm chi còn khá phổ biến điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ vừa làm tăng các khoản chi phí liên quan.

2. Những nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác KSC của Kho bạc mặc dù có

được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kịp thời, tuy cũng nhiều còn hạn chế. Còn tình trạng cán bộ Kho bạc nể nang, ngại va chạm trong công tác KSC, bỏ qua những việc làm sai không nghiêm trọng của các đơn vị SDNS.

Công việc KSC các khoản chi NSNN đòi hỏi phải tinh thông về nghiệp vụ, nắm vững các chế độ, định mức, tiêu chuẩn Nhà nước qui định, bên cạnh đó phải có sử dụng thành thạo máy vi tính, trong khi đó có một số cán bộ mới vào ngành, trình độ về tin học, sử dụng máy vi tính tốt nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm; Ngược lại một số cán bộ tuổi đã cao, có kinh nghiệm công tác nhưng trình độ về sử dụng máy vi tính cũng như các phần mềm ứng dụng còn hạn chế do đó cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác KSC.

Một vài công chức nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nghiệp vụ KBNN trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa trong công tác thu-chi NSNN. Việc tự nghiên cứu, học tập chưa sâu sắc, quá trình vận dụng thực hiện nhiệm vụ đôi khi tuỳ tiện, không đúng nguyên tắc chế độ hoặc chấp hành không đầy đủ quy trình nghiệp vụ theo quy định; Vẫn còn có công chức tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thiếu tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác, chưa có ý thức tích cực vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng suất, hiệu quả công tác chưa cao.

Thứ hai, việc tổ chức sắp xếp bộ máy kiểm soát chi còn chưa phù hợp với cơ

Trong giai đoạn hiện nay thực hiện dự án Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), trong thời gian qua cũng đã góp phần quan trọng cho việc phục vụ quản lý điều hành ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên đây là dự án mới, thực hiện trong phạm vi cả nước, với tinh thần vừa học, vừa làm nên trong thời gian qua chưa đáp ứng tốt các đòi hỏi của công tác quản lý, cung cấp số liệu tình hình NSNN cho các cấp chính quyền địa phương trong điều hành Ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, chưa kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với số liệu cụ thể từ năm 2016 đến năm 2018 đã phản ánh được những tồn tại, vướng mắc, khó khăn cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN. Từ thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN giúp chúng ta hiểu rõ hơn, có cái nhìn bao quát hơn và cũng là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua KBNN Huyện Tân Trụ Tỉnh Long An.

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN TRỤ TỈNH

LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện tân trụ tỉnh long an (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)