7. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra chất lượng lập hồ sơ trước khi giao nộp vào
nộp vào Lưu trữ cơ quan để giảm thiểu chỉnh lý tài liệu
Công tác LHS và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào LTCQ đã được quy định tại Điều 9, Luật Lưu trữ năm 2011; Điều 23, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ, Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, trong thời gian dài, nhiều cán bộ công chức chưa LHS công việc, tài liệu giao nộp vào LTCQ trong tình trạng rời lẻ, bó gói nên việc chỉnh lý tài liệu trở thành một nhiệm vụ nặng nề của nhiều LTCQ. Nhà nước ta đã và đang phải bố trí một nguồn kinh phí tương đối lớn (hàng nghìn tỷ đồng) để chỉnh lý các khối tài liệu chưa được LHS, tích đống. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính trước mắt và tạm thời. Một trong các giải pháp quan trọng và hàng đầu là tổ chức LHS công việc ở giai đoạn hiện hành nhằm đi đến hạn chế và chấm dứt tình trạng tài liệu tồn đọng trong tương lai để giảm thiểu công việc chỉnh lý. Để nâng cao chất lượng LHS công việc trước khi giao nộp vào LTCQ, các Bộ cần phải:
- Trang bị những kiến thức cơ bản về LHS và tập huấn LHS công việc để mỗi công chức có thể làm tốt công việc này.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ, trọng tâm đối với công tác LHS hiện hành trước khi giao nộp vào LTCQ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng công chức trong LHS công việc.
- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản và trong các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác đối với các đơn vị và chuyên viên LHS công việc yếu, chưa chất lượng và giao nộp tài liệu vào LTCQ Bộ trong tình trạng bó gói, chưa LHS và chưa có danh mục thống kê tài liệu.
những tiêu chí để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm.