Đối với ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức, tỉnh long an (Trang 87 - 88)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Một là, cần mở rộng hoạt động Marketing:Marketing Ngân hàng luôn được nhắc đến với vai trò quan trọng trong việc giúp Ngân hàng tìm hiểu và định hướng nhu cầu thị trường, là sợi dây kết nối giữa khách hàng với Ngân hàng. Chính vì vậy, mở rộng hoạt động Marketing là nhiệm vụ hết sức quan trọng - vừa có thể giúp Vietinbank quảng bá, tạo dựng hình ảnh uy tín trong mắt trong mắt khách hàng, vừa là tiền đề, là cơ sở tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng, giúp khách hàng có thể tin tưởng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trên toàn quốc, trong đó có Vietinbank Đức Huệ. Chính vì vậy, Vietinbank cần đề ra những biện pháp thiết thực nhằm củng cố lòng tin, khẳng định vị thế của mình trong hệ

thống các ngân hàng, xứng đáng với vai trò một NHTM hàng đầu Việt Nam.

Hai là, có chính sách phù hợp nhằm thu hút đông đảo đối tượng khách hàng tham gia sử dụng hoạt động NHBL qua ngân hàng:Hiện nay, đối tượng khách hàng chủ yếu của Vietinbank vẫn là những khách hàng cá nhân, có nguồn thu nhập tương

đối ổn định. Có thể nói, với đối tượng khách hàng trên sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu mức độ rủi ro trong công tác thanh toán cũng như trong các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu có thể giúp Ngân hàng kinh doanh an toàn, thì ngược lại, nguồn lợi nhuận có thể thu được là không cao. Chính vì vậy, việc thu hút đông đỏ đối tượng khách hàng tham gia vào sử dụng các loại hình sản phẩm, dịch vụ củ Ngân hàng, trong đó có hoạt động NHBL qua ngân hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thông qua đó, Ngân hàng vừa có thể mở rộng thị trường, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, vừa có thể tạo dựng hình ảnh về một Ngân hàng được mọi đối tượng khách hàng tin tưởng, tăng them uy tín và lợi nhuận cho Ngân hàng.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện nay, số lượng các cán bộ nhân viên Ngân hàng có trình độ chuyên môn sâu về nghiệp vụ thanh toán không nhiều, chưa đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao và sự gia tăng nhu cầu thanh toán của thị trường. Vì vậy, để có thể phát triển một cách bền vững hoạt động NHBL qua ngân hàng tại Ngân hàng, các nhà quản lý, ban lãnh đạo Ngân hàng nên có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên. Ngân hàng

có thể tiến hành các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh ngân hàng, cử cán bộ nhân viên phụ trách hoạt động NHBL đi học và nghiên cứu tại nước ngoài… Đồng thời, Ngân hàng cần có những chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, gia tăng số lượng cán bộ thanh toán trẻ, năng động trong công việc, nắm bắt nhanh xu hướng thị hiếu của khách hàng. Thông qua đó, Ngân hàng sẽ có cơ hội để nhanh chóng khai thác nhu cầu và mong muốn của khách hàng

để chủđộng cung cấp các dịch vụ phù hợp.

Bốn là, cần thành lập bộ máy điều hành, nghiên cứu và thực thi việc phát triển dịch vụ NHBL, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và chú trọng nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động NHBL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh bến lức, tỉnh long an (Trang 87 - 88)