9. Cấu trúc của luận án
2.2.2. xuất quy trình
Nền tảng cho một THHT hiệu quả là giai đoạn chuẩn bị, sự chuẩn bị không chỉ dừng lại ở việc thiết kế THHT mà còn qua việc thử nghiệm THHT. Kế thừa các nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đề xuất quy trình thử nghiệm THHT nhằm khảo sát các hoạt động tính toán của HSCCTH theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3. Quy trình thử nghiệm THHT
a) Chọn THHT đã thiết kế: Chọn một THHT đã thiết kế để thử nghiệm. b) Phân tích tiên nghiệm: Cần dự kiến các hoạt động tính toán trong giải quyết
THHT, những dự kiến này giúp định hướng cho chúng tôi trong quan sát. Cần dự kiến các khó khăn sai lầm của HS liên quan THHT để đề xuất phiếu trợ giúp nhằm đảm bảo sự tiến bộ của HS và khuyến khích HS bộc lộ các biểu hiện cần khảo sát.
c) Xác định các minh chứng cần thu thập: Cần xác định các minh chứng cần
thu thập tương ứng từng NL thành tố được ĐG. Các minh chứng trong phạm vi trải nghiệm trên THHT gồm các hành vi tính toán của HS biểu hiện trong quá trình thảo luận, trên sản phẩm phiếu THHT, phiếu trợ giúp, vở nháp qua hoạt động nói, viết, làm, tạo ra. Các minh chứng này được thu thập qua quan sát, quay video clip, chụp ảnh.
d) Tổ chức HS trải nghiệm tính toán trên THHT cùng phiếu trợ giúp và thu thập minh chứng: Chúng tôi tổ chức cho HS trải nghiệm THHT, phiếu trợ giúp
Tổ chức HS trải nghiệm tính toán trên THHT cùng các phiếu trợ giúp và thu thập minh chứng
Phân tích tiên nghiệm Chọn THHT đã thiết kế Khẳng định THHT Đạt minh chứng Chưa đạt minh chứng Điều chỉnh THHT/ phiếu trợ giúp Xác định các minh chứng cần thu thập
(nếu HS cần). Quá trình HS trải nghiệm tính toán cũng là quá trình chúng tôi quan sát, quay video clip, chụp ảnh để lưu minh chứng và xem lại khi cần. Khi hoàn thành THHT, chúng tôi thu lại phiếu THHT và phiếu trợ giúp đã phát.
e) Phân tích hậu nghiệm: Dựa vào các biểu hiện của HS trong quá trình trải
nghiệm tính toán trên THHT, chúng tôi xem xét từng hoạt động tính toán trong phân tích tiên nghiệm đã bộc lộ và chưa bộc lộ, những khó khăn của HS và nguyên nhân, từ đó định hướng cách điều chỉnh THHT hoặc phiếu trợ giúp nhằm khuyến khích HS bộc lộ các biểu hiện tính toán cần khảo sát.
f) Khẳng định THHT: Vì NL mỗi HS không giống nhau, nếu minh chứng đảm bảo khảo sát được các hoạt động tính toán như tiên nghiệm hoặc đảm bảo bộc lộ được các yêu cầu cần đạt của NLTT thì THHT khả thi, THHT được khẳng định và có thể sử dụng trong ĐG. Ngược lại, cần điều chỉnh để THHT phù hợp hơn.
Các yêu cầu cần đạt của NLTT: Chương trình GDPT môn toán 2018 xác định các yêu cầu cần đạt của NL toán học (biểu hiện tập trung nhất của NLTT) ở cuối cấp tiểu học gồm [15, tr.10-15]:
- NL tư duy và lập luận toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát. Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận. Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, GQVĐ. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- NL mô hình hoá toán học: Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản. Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên. Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.
- Năng lực GQVĐ toán học: Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi. Nêu được cách thức GQVĐ. Thực hiện và trình bày được cách thức GQVĐ ở mức độ đơn giản. Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.
- NL giao tiếp toán học: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học trọng tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản), từ đó nhận biết vấn đề cần giải quyết. Trình bày, diễn đạt (nói
hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, GQVĐ. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, compa, êke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc,...). Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản. Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện CNTT hỗ trợ học tập. Nhận biết được (bước đầu) một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.
Các yêu cầu cần đạt nêu trên chủ yếu tập trung vào các hoạt động tính toán quen thuộc; các biểu hiện tính toán của HS trong các tình huống đơn giản, quen thuộc hoặc tương tự. Chúng tương ứng với mức độ 2 trong thang đánh giá NLTT. Như vậy, các hoạt động tính toán quen thuộc hoặc các biểu hiện ở mức độ 2 trong thang đánh giá NLTT cũng chính là các yêu cầu cần đạt về NLTT của HSCCTH. Chúng tôi xem chúng như những tiêu chí về tính khả thi của THHT.
g) Điều chỉnh THHT/phiếu trợ giúp: Một THHT quá dễ hoặc quá khó đều sẽ khó xác định năng lực HS. Nếu HS nghiêm túc tính toán mà vẫn chưa bộc lộ được các yêu cầu cần đạt của NLTT nghĩa là THHT quá khó, chưa khuyến khích được các biểu hiện của HS, cần giảm độ khó của THHT hoặc điều chỉnh phiếu trợ giúp. Ngược lại, nếu hầu hết HS bộc lộ được các biểu hiện như tiên nghiệm nghĩa là THHT quá dễ, cần tăng độ khó của THHT. Nếu cách diễn đạt THHT, phiếu trợ giúp chưa toát ý làm HS chưa rõ nhiệm vụ tính toán thì cần điều chỉnh để phù hợp hơn.
h) Tổ chức HS trải nghiệm tính toán trên THHT cùng phiếu trợ giúp đã điều chỉnh và thu thập minh chứng: Chúng tôi thử nghiệm THHT cùng phiếu trợ