9. Cấu trúc của luận án
2.2.1. Căn cứ đề xuất quy trình
Căn cứ về ĐG, theo Trần Bá Hoành, ĐG là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu
được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [32, tr.5]. Theo Nguyễn Thị Lan Phương, ĐG là quá trình thu thập thông tin, phân tích xử lí thông tin để tìm ra các chỉ số về lượng, giá trị của sự quan trọng của nó trong so sánh với các mục đích, mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ đó đưa ra ý kiến, phán xét, kiến nghị nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng công việc [52, tr.17]. Như vậy, quá trình ĐG bắt đầu bằng việc định ra mục tiêu cần theo đuổi và kết thức khi đề ra quyết định liên quan đến mục tiêu đã định.
Căn cứ mô hình nghiên cứu bài học: Nghiên cứu bài học ra đời ở Nhật vào cuối thế kỷ 19, mô hình này đặt GV và HS vào vị trí trung tâm của hoạt động, GV dựa vào hoạt động học tập của HS để cải tiến bài học đã thiết kế. Mô hình này lan toả khắp thế giới bởi hiệu quả của nó. Theo James W.Stigler
nnk (2009), nghiên cứu bài học nghĩa là nghiên cứu và cải tiến bài học cho đến khi nó hoàn hảo. Tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu bài học như sơ đồ 2.2 (dẫn theo [71], tr.53). Trong đó:
(1) Xuất phát từ những khó khăn sai lầm của HS, những vấn đề mà GV thấy khó dạy hoặc HS khó tiếp thu,… Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn chủ đề nghiên cứu để khắc phục các vấn đề trên.
Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu bài học
(2) Thực hiện một số bài học nhằm khám phá chủ đề nghiên cứu
(3) Chia sẻ kết quả và viết báo cáo (1) Xác định chủ
đề nghiên cứu
Lên kế hoạch bài học
Dạy và quan sát bài học
Thảo luận và phản ánh
(2) Thực hiện một số bài học để khám phá chủ đề nghiên cứu: Lên kế hoạch bài học (nhóm GV chọn bài học, soạn giáo án; dự đoán câu trả lời, sai lầm của HS, biện pháp khắc phục); dạy và quan sát bài học (một GV trong nhóm dạy, GV còn lại quay phim, quan sát, ghi nhận các biểu hiện bài học của thầy trò); thảo luận và phản ánh (phân tích tiết dạy, phản ánh vấn đề quan tâm ban đầu); chỉnh sửa kế hoạch bài học (điều chỉnh giáo án, chuẩn bị lần dạy tiếp theo); dạy, quan sát, phản ánh bài học đã chỉnh sửa (một GV khác trong nhóm dạy trên lớp HS khác theo giáo án đã chỉnh sửa. Quá trình lặp lại, biên bản buổi thảo luận được chia sẻ cho GV).
(3) Chia sẻ kết quả và viết báo cáo: Nhà trường biên soạn xuất bản các kế hoạch bài học, dữ liệu quan sát và biên bản thảo luận để làm tư liệu nghiên cứu.
Luận án tiếp cận quy trình nghiên cứu bài học làm cơ sở thử nghiệm tính khả thi của THHT. Để biết các THHT đã thiết kế có đáp ứng mục tiêu ĐG hay chưa và cần cải tiến những gì, người thiết kế cần thực hiện theo một quy trình rõ ràng và chúng tôi gọi đó là quy trình thử nghiệm THHT.
Căn cứ phương thức hợp thức hoá nội tại: Chúng tôi ĐG định tính bằng quan sát thông qua phương thức hợp thức hoá nội tại (validation interne) để nghiên cứu tính khả thi của THHT đã thiết kế, nghĩa là chúng tôi thực nghiệm trên nhóm đối tượng mẫu, dựa trên sự đối chứng giữa phân tích tiên nghiệm (L’analyse a priori) và phân tích hậu nghiệm (L’analyse a posteriori). Theo Guy Brousseau (1990), phân tích tiên nghiệm là mô hình hoá tình huống cụ thể và so sánh tình huống dự kiến với tình huống sau thực nghiệm (dẫn theo [2], tr.219). Nghĩa là thiết lập một mô hình dự kiến về thực tế (các yếu tố dạy học có thể tác động trong tình huống; chiến lược tối ưu và kiến thức tương ứng với chiến lược ấy, kiến thức mầm mống cho sự nảy sinh các chiến lược, kiến thức khác có thể nảy sinh và các lựa chọn tạo ra điều kiện cho sự nảy sinh đó); những cái có thể quan sát được, minh chứng của các chiến lược hay câu trả lời. Sau khi thực nghiệm, quan sát, thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành phân tích hậu nghiệm. Theo Guy Brousseau (1990), phân tích hậu nghiệm là xem xét mối quan hệ giữa những dữ kiện thu được trong diễn biến của một tình huống riêng biệt với phân tích tiên nghiệm (dẫn theo [2], tr.219). Nghĩa là dựng lại tình huống thực tế xảy ra thực sự khi triển khai thực nghiệm tình huống dự kiến, phân tích đối chứng giữa những cái đã dự kiến
trong phân tích tiên nghiệm với những dữ liệu thu thập được khi triển khai tình huống thực nghiệm [2, tr.219].