9. Cấu trúc của luận án
1.4.1. Quan niệm tình huống học tập hỗ trợ đánh giá năng lực tính toán
cuối cấp tiểu học qua hoạt động trải nghiệm
1.4.1. Quan niệm tình huống học tập hỗ trợ đánh giá năng lực tính toán của học sinh cuối cấp tiểu học qua hoạt động trải nghiệm của học sinh cuối cấp tiểu học qua hoạt động trải nghiệm
Theo Hoàng Phê (2011), tình huống là sự diễn biến của tình hình, về mặt cần phải đối phó [51, tr.1280]. Như vậy, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, tìm cách giải quyết. Theo Nguyễn Bá Kim (2015), một tình huống được hiểu là “Một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể có thể là người, còn khách thể lại là một hệ thống nào đó” [40, tr.132]. Trong đó, khái niệm hệ thống có thể là những sự kiện, hiện tượng diễn ra dẫn tới một vấn đề cần giải quyết. Theo Trần Vui (2014), tình huống của một câu hỏi là sự thể hiện cụ thể trong một bối cảnh. Nó bao gồm tất cả những yếu tố chi tiết được sử dụng để thiết lập vấn đề [73, tr.114]. Theo tâm lí học, học tập được hiểu là sự biến đổi hợp lí hoạt động và
hành vi, nhưng không phải do các thuộc tính bẩm sinh của cơ thể [72, tr.118-119]. Theo Bùi Văn Huệ (2002), hoạt động học tập của HS tiểu học có các thành tố: Nhiệm vụ học tập, các hành động học tập, động cơ và nhu cầu học tập. Trong đó, nhiệm vụ học tập là yêu cầu HS phải đạt được những mục đích định trước dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, còn HS tự mình tạo ra cho mình sản phẩm giáo dục [34, tr.139]. Ngoài ra, tùy mục đích khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã phân chia tình huống thành nhiều loại: Tình huống hình thành kiến thức, tình huống củng cố kiến thức, tình huống có vấn đề,… Kế thừa các quan niệm nêu trên và để phù hợp mục tiêu đánh giá NLTT của HSCCTH, luận án tiếp cận THHT hỗ trợ đánh giá NLTT của HSCCTH qua hoạt động trải nghiệm theo nghĩa: Là sự trình bày hoặc mô phỏng các sự kiện, cài đặt các hoạt động học tập nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết, đòi hỏi HS phải trải nghiệm các hoạt động tính toán thì mới giải quyết được. Chúng tôi xem xét THHT theo hai dạng: Tình huống toán học thuần tuý và tình huống thực tiễn. Trong đó:
- Tình huống toán học thuần tuý: Là tình huống GQVĐ đặt ra trong nội bộ toán học với các yêu cầu liên quan đến tri thức toán học (ví dụ: Tìm số lớn nhất, tìm số đoạn thẳng trong hình,...). Tình huống toán học thuần tuý có thể phân thành hai dạng: Tình huống toán học thuần túy không cần sự hỗ trợ của biểu diễn trực quan (ví dụ: Viết thêm 10 số trong dãy số: 1, 3, 5,...), tình huống toán học thuần túy cần sự hỗ trợ của biểu diễn trực quan gọi tắt là tình huống biểu diễn trực quan (ví dụ: Tính tổng 1 1 1 1 1 1
248 16 3264 bằng cách biểu diễn giá trị phân số trên mô hình).
- Tình huống thực tiễn: Theo Nguyễn Bá Kim (2015), tình huống thực tiễn là tình huống mà khách thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực tiễn [40]. Theo Hà Xuân Thanh (2017), tình huống thực tiễn là loại tình huống mà trong khách thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực tế, trong đó có các hoạt động tác động của con người nhằm biến đổi thực tế [63, tr.37]. Luận án tiếp cận tình huống thực tiễn theo nghĩa là một tình huống mà khách thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực tiễn, trong đó tồn tại ít nhất một câu hỏi/yêu cầu/nhiệm vụ đòi hỏi HS phải trải nghiệm các hoạt động tính toán thì mới giải quyết được. Các yếu tố thực tiễn ở đây là các bối cảnh thực tiễn gồm: Trong học tập liên môn, sinh hoạt cá nhân hoặc cuộc sống ở trường của HS, việc giải trí hoặc sự tham gia
của HS trong cộng đồng hoặc thậm chí xã hội nói chung. Ví dụ: “Ở đô thị, mỗi bên vỉa hè các con đường người ta thường trồng một hàng cây xanh, cây xanh vừa tạo bóng mát vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa tạo vẻ mỉ quan đô thị. Người ta tiến hành trồng cây xanh dọc theo 2 bên vỉa hè của đường Lê Văn Tám dài 1500m vừa mới thi công xong, cứ 15m trồng một cây. Hỏi trồng được bao nhiêu cây?”.
Mối liên hệ giữa tình huống toán học thuần tuý và tình huống thực tiễn:
Để tính toán HS cần chuyển tình huống thực tiễn về tình huống toán học thuần tuý, lập mô hình, tính toán trên mô hình, xác định các kết nối để tạo nên các lập luận đúng đắn; lí giải kết quả toán theo tình huống thực tiễn, nghĩa là HS trải qua quá trình toán học hoá. Tình huống toán học thuần tuý của tình huống thực tiễn trồng cây là: “Có hai đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng dài 1500m. Trên mỗi đoạn thẳng cần lấy các điểm sao cho khoảng cách giữa hai điểm kề nhau là 15m. Hỏi có tất cả bao nhiêu điểm?”. Tình huống toán học thuần tuý vừa củng cố, khắc sâu kiến thức vừa là công cụ quan trọng trong hoạt động mô hình hoá để tính toán giải quyết tình huống thực tiễn.