Mục tiêu của hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 31 - 32)

B. NỘI DUNG

1.3.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương

Hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học nhằm:

Về năng lực đọc sách: Hình thành cho HS có thói quen đọc sách, có kỹ

năng và phương pháp đọc sách hiệu quả. Đặc biệt, qua HĐ đọc sách giúp cho HS nắm được tri thức lý luận của văn bản một cách có hệ thống; biết kết hợp các phương pháp, biện pháp, các kỹ thuật, chiến thuật đọc sách và cách thức vận dụng chúng vào quá trình tiếp nhận tri thức; biết chọn tri thức mang tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống qua các hành động, ứng xử, thái độ sống từ các tài liệu và sách mà các em đã được đọc.

Về năng lực nhận thức: Học sinh kể lại được và nhận biết được nhân vật, sự kiện lịch sử diễn ra tại địa phương; nhận biết được một số giá trị văn hóa, phong tục tập quán, di tích lịch sử, truyền thống cách mạng tiêu biểu của địa phương. HS trình bày, giới thiệu và mô tả được một số nét chính về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, danh lam thắng cảnh của địa phương.

Về năng lực tìm hiểu: Học sinh biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm

thông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và các danh lam thắng cảnh của địa phương. Từ những nguồn tư liệu đã đọc, các em biết nhận xét về các đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử tại địa phương. Học sinh trình bày được ý kiến của mình và so sánh,

22

nhận xét về một số sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, danh lam thắng cảnh địa phương.

Về năng lực vận dụng: Học sinh sử dụng được đường thời gian để biểu

diễn tiến trình phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử; sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và danh lam thắng cảnh của địa phương. Các em biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử, văn hóa địa phương để thảo luận và trình bày quan điểm về một số vấn đề lịch sử, xã hội đơn giản; vận dụng được kiến thức lịch sử đã đọc để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống hiện tại của các em. Từ đó, các em đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, truyền thống cách mạng và các danh lam thắng cảnh của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 31 - 32)