Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 81 - 90)

B. NỘI DUNG

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở

phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

2.4.2.1. Quản lý mục tiêu GDHS đọc sách địa phương

Để hiểu rõ về thực trạng QL mục tiêu GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Quản lý mục tiêu GDHS đọc sách địa phương

STT Quản lý mục tiêu CBQL GV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Xác định mục tiêu giáo dục học sinh

đọc sách địa phương 2,44 1 2,34 1

2 Tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục

học sinh đọc sách địa phương 2,38 2 2,13 3

3 Chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục học

sinh đọc sách địa phương 2,06 3 2,15 2

4 Dự kiến đánh giá mục tiêu giáo dục học

72

Qua thống kê kết quả bảng 2.13 cho thấy, nhận thức của CBQL và GV về quản lý mục tiêu GDHS đọc sách địa phương tương đối giống nhau. Nội dung quản lý việc xác định mục tiêu GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình cao nhất (đều xếp thứ bậc 1). Các nội dung còn lại đều đánh giá có trị số trung bình ở mức trung bình và yếu. Riêng nội dung dự kiến đánh giá mục tiêu GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất (đều xếp thứ bậc 4).

Từ phân tích trên cho thấy, các nội dung quản lý mục tiêu GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng hiện nay, được CBQL và GV đánh giá thực hiện chưa tốt. Việc thực hiện giữa các nội dung QL mục tiêu nêu trên chưa được đồng đều, còn xem nhẹ chức năng dự kiến đánh giá mục tiêu GDHS đọc sách địa phương.

Qua nghiên cứu kế hoạch nhiệm vụ năm học của các trường TH huyện Giồng Riềng, tác giả cho rằng số liệu trên cũng đã phản ánh đúng thực tế. Các trường hiện nay khi xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học chưa quan tâm xác định mục tiêu GDHS đọc sách địa phương, còn xem nhẹ chức năng dự kiến đánh giá mục tiêu.

2.4.2.2. Quản lý nội dung GDHS đọc sách địa phương

Thực trạng quản lý nội dung GDHS đọc sách địa phương qua kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.14 như sau:

73

Bảng 2.14. Quản lý nội dung GDHS đọc sách địa phương

STT Quản lý nội dung

CBQL GV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Có kế hoạch thực hiện nội dung học

sinh đọc sách địa phương 2,33 1 2,76 1

2 Triển khai thực hiện nội dung giáo dục

học sinh đọc sách địa phương 2,27 3 2,36 2

3 Chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục

học sinh đọc sách địa phương 2,33 1 2,22 3

4 Đánh giá thực hiện nội dung hoạt động

giáo dục học sinh đọc sách địa phương 1,79 4 1,13 4

Qua thống kê kết quả ở bảng 2.14 cho thấy, nội dung có kế hoạch thực hiện nội dung HS đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình cao nhất (đều xếp thứ bậc 1); nội dung đánh giá thực hiện nội dung hoạt động GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV xếp thứ bậc 4 có giá trị trung bình ở mức kém.

Từ phân tích trên cho thấy, việc nhận thức của CBQL và GV về thực hiện quản lý nội dung GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng chưa được đồng nhất với nhau giữa các chức năng quản lý, đồng thời chưa quan tâm tốt đến việc đánh giá thực hiện nội dung hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

Qua nghiên cứu kế hoạch nhiệm vụ năm học của các trường TH huyện Giồng Riềng, tác giả cho rằng số liệu trên cũng đã phản ánh đúng thực tế. Các trường hiện nay khi xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học chưa quan tâm đưa

74

nội dung GDHS đọc sách địa phương vào trong chương trình giáo dục chung của nhà trường.

2.4.2.3. Quản lý phương pháp GDHS đọc sách địa phương

Đây là một trong những nội dung rất cần thiết trong nội dung QLGD của các trường TH hiện nay. Để đánh giá việc QL phương pháp GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả thể hiện ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Quản lý phương pháp GDHS đọc sách địa phương

STT Quản lý phương pháp CBQL GV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1

Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục học sinh đọc sách địa phương

2,35 3 2,57 1

2

Chỉ đạo thực hiện phương pháp giáo

dục học sinh đọc sách địa phương 2,44 2 2,46 2

3

Lựa chọn và áp dụng phương pháp học

sinh đọc sách địa phương 2,63 1 2,36 3

4

Đánh giá thực hiện các phương pháp

giáo dục học sinh đọc sách địa phương 1,83 4 1,46 4

Qua thống kê kết quả bảng 2.15 cho thấy, việc đánh giá của CBQL và GV có sự khác nhau ở nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục học sinh đọc sách địa phương và nội dung lựa chọn và áp dụng phương pháp GDHS đọc sách địa phương. Riêng nội dung quản lý đánh giá thực hiện các phương pháp GDHS đọc sách địa phương được

75

CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất, đều ở mức yếu và kém (đều xếp thứ bậc 4).

Từ phân tich trên cho thấy, việc quản lý phương pháp GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng chưa quan tâm thực hiện tốt, nhất là còn xem nhẹ nội dung quản lý đánh giá thực hiện các phương pháp GDHS đọc sách địa phương.

Qua quan sát và phỏng vấn các chủ thể giáo dục có liên quan, tác giả cho rằng số liệu trên cũng đã phản ánh đúng thực tế. Các chủ thể GD hiện nay ở các trường TH huyện Giồng Riềng chưa nghiên cứu đầu tư một cách nghiêm túc để đổi mới phương pháp GDHS đạt hiệu quả, nhất là việc sử dụng các phương pháp chưa phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng học sinh.

2.4.2.4. Quản lý hình thức GDHS đọc sách địa phương

Để hiểu rõ thực trạng quản lý hình thức GDHS đọc sách địa phương, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả ở bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.16. Quản lý hình thức GDHS đọc sách địa phương

STT Quản lý hình thức CBQL GV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch quản lý hình thức

giáo dục 2,35 1 2,71 1

2 Chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo

dục học sinh đọc sách địa phương 2,23 2 2,30 3 3 Thực hiện các hình thức giáo dục học

sinh đọc sách địa phương 2,17 3 2,32 2

4 Đánh giá việc sử dụng các hình hức

giáo dục học sinh đọc sách địa phương 1,75 4 1,67 4 Qua thống kê kết quả bảng 2.16 cho thấy, các chức năng quản lý hình thức GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình ở mức trung bình và yếu. Riêng nội dung đánh giá việc sử dụng các hình

76

thức giáo dục học sinh đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất (đều xếp thứ bậc 4).

Từ phân tich trên cho thấy, việc quản lý hình thức GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, chưa quan tâm nhiều đến nội dung đánh giá việc sử dụng các hình thức giáo dục học sinh đọc sách địa phương.

Qua quan sát và phỏng vấn các chủ thể giáo dục có liên quan, tác giả cho rằng số liệu trên cũng đã phản ánh đúng thực tế. Các trường chưa mạnh dạn đổi mới hình thức GDHS một cách đa dạng, phong phú nhằm thu hút học sinh tham gia vào hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

2.4.2.5. Quản lý phương tiện, điều kiện GDHS đọc sách địa phương

Để hiểu rõ thực trạng QL phương tiện, điều kiện GDHS đọc sách địa phương, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả ở bảng 2.17 như sau:

Bảng 2.17. Quản lý phương tiện, điều kiện GDHS đọc sách địa phương

STT Quản lý phương tiện, điều kiện

CBQL GV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động giáo dục

2,48 1 2,44 1

2 Triển khai sử dụng và phát huy hiệu

quả CSVC, phương tiện kỹ thuật 2,25 3 2,31 3 3 Bảo quản và sử dụng các CSVC,

phươngtiện kỹ thuật 2,35 2 2,39 2

4 Kiểm tra, đánh giá việc bảo quản và sử

dụng các CSVC, phương tiện kỹ thuật 1,92 4 1,79 4 Qua thống kê kết quả bảng 2.17 cho thấy, các nội dung quản lý phương tiện, điều kiện GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá đều giống nhau, tất cả có giá trị trung bình ở mức trung bình và yếu. Riêng nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá việc bảo quản và sử dụng các CSVC, phương

77

tiện kỹ thuật được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất (đều xếp thứ bậc 4).

Từ phân tích trên cho thấy, các trường TH huyện Giồng Riềng chưa quan tâm đến công tác quản lý phương tiện, điều kiện GDHS đọc sách địa phương, nhất là còn xem nhẹ nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá việc bảo quản và sử dụng các CSVC, phương tiện kỹ thuật.

Qua quan sát thực tế ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tác giả cho rằng số liệu trên cũng đã phản ánh đúng thực tế. Hiện nay các trường chưa quan tâm đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

2.4.2.6. Quản lý chủ thể thực hiện GDHS đọc sách địa phương

Để đạt được kết quả quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương như mong muốn, CBQL cần tổ chức chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, điều hành bộ máy một cách hài hòa, đảm bảo công bằng, đúng người đúng việc, phát huy được khả năng, năng lực, tính sáng tạo và sự năng động của tất cả các thành viên trong nhà trường. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý chủ thể thực hiện GDHS đọc sách địa phương qua bảng 2.18 như sau:

Bảng 2.18. Quản lý chủ thể thực hiện GDHS đọc sách địa phương

STT Quản lý năng lực chủ thể CBQL GV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực GV 2,23 2 2,34 1 2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên 2,60 1 2,27 2

3

Quản lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn nâng cao năng lực giáo dục học sinh đọc sách địa phương

2,17 3 2,15 3

4

Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương của giáo viên

78

Qua thống kê kết quả bảng 2.18 cho thấy, các nội dung quản lý chủ thể thực hiện GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV có đánh giá tương đối giống nhau, có giá trị trung bình ở mức trung bình và yếu. Riêng nội dung đánh giá năng lực tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất (đều xếp thứ bậc 4).

Từ phân tích trên cho thấy, việc quản lý chủ thể thực hiện GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng thiếu sự quan tâm đến nội dung đánh giá năng lực tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương của GV và công tác quản lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn nâng cao năng lực GDHS đọc sách địa phương.

Qua quan sát thực tế và phỏng vấn các chủ thể GD có liên quan, tác giả cho rằng số liệu trên cũng đã phản ánh đúng thực tế. Hiện nay các chủ thể GD ở các trường TH huyện Giồng Riềng còn hạn chế về việc thu thập thông tin, lập kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kết quả HS tham gia hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

2.4.2.7. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHS đọc sách địa phương

Để có những biện pháp nâng cao chất lượng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHS đọc sách địa phương, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả ở bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.19. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHS đọc sách địa phương

STT Quản lý kiểm tra, đánh giá

CBQL GV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ

đánh giá của Hiệu trưởng 2,23 2 2,41 2

2 Quản lý sử dụng phương pháp, hình thức

đánh giá 2,50 1 2,45 1

3 Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học

79

Qua thống kê kết quả bảng 2.19 cho thấy, các nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV có nhận thức tương đối giống nhau; đánh giá có giá trị trung bình ở mức trung bình và yếu. Riêng nội dung thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất (đều xếp thứ bậc 3).

Từ phân tích trên cho thấy, việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng còn đánh giá thấp các chức năng quản lý, đặc biệt là chức năng thực hiện đánh giá kết quả GDHS đọc sách địa phương.

2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang ở bảng 2.20 như sau:

Bảng 2.20. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường tiểu học

STT Yếu tố ảnh hưởng CBQL GV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Phẩm chất, năng lực chuyên môn của Hiệu trưởng 3,58 3 3,71 1 2 Năng lực lãnh đạo, điều hành của Hiệu trưởng 3,60 2 3,61 3 3 Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Hiệu trưởng 3,71 1 3,62 2 4 Ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của người giáo viên 3,31 5 3,48 5 5 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đọc sách địa

phương của giáo viên 3,48 4 3,61 3

6 Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động

giáo dục học sinh đọc sách địa phương 2,60 7 2,75 8 7 Quan tâm của phụ huynh đến tổ chức các hoạt

động giáo dục học sinh đọc sách địa phương 2,23 8 2,97 7 8 Phương tiện, điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục 3,04 6 3,03 6

80

Qua thống kê kết quả bảng 2.20 cho thấy, các nội dung như: Phẩm chất, năng lực chuyên môn của hiệu trưởng; năng lực lãnh đạo, điều hành của Hiệu trưởng và sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của hiệu trưởng được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình đều ở mức khá (được xếp thứ bậc từ 1 đến 3). Các nội dung còn lại được CBQL và GV đánh giá tương đối giống nhau, đều đánh giá có trị số trung bình ở mức trung bình và khá. Riêng nội dung quan tâm của phụ huynh đến tổ chức các hoạt động GDHS đọc sách địa phương và nội dung phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GDHS đọc sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp, lần lược xếp thứ bậc 7 và bậc 8.

Từ phân tích trên cho thấy, tất cả các yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó là phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo, điều hành và sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 81 - 90)