Nâng cao chất lượng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 115)

B. NỘI DUNG

3.2.5. Nâng cao chất lượng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động

động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Hình thành ý thức, thói quen cho HS trong việc tham các hoạt động GDHS đọc sách địa phương đã đề ra.

106

Giúp tập thể lớp chủ động triển khai các kế hoạch hoạt động của nhà trường, chấp hành nội quy, tự xây dựng nội dung, chương trình học tập.

Nhằm xây dựng được tập thể HS vững mạnh, tích cực học tập, biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chủ động, sáng tạo.

Giúp cho học sinh tập thói quen làm chủ tập thể, làm chủ bản thân có kỹ năng ứng xử trong cuộc sống.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Nhà trường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ lớp ngay từ đầu năm học về lề lối làm việc của Ban cán sự lớp, theo dõi nề nếp, phương pháp tự tổ chức các hoạt động GDHS đọc sách địa phương để đạt được chất lượng và hiệu quả đối với mục tiêu của kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, nhà trường cần phải chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự theo dõi, tự đánh giá, tự phê bình góp ý cho tập thể lớp và cá nhân HS trong quá trình hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia các hoạt động GDHS đọc sách địa phương của nhà trường. Xây dựng bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng để thu hút, lôi cuốn các em học sinh tham gia các hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện được mục tiêu và nội dung của giải pháp, đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt giữa GV bộ môn, GVCN, GV Tổng phụ trách đội, cán bộ thư viện trong nhà trường một cách liên tục và lâu dài. Hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo một số nội dung theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm lớp cần xây dựng kế hoạch đưa nội dung

đọc sách địa phương vào trong chỉ tiêu thi đua của lớp, từng cá nhân, đồng thời phân công, giao nhiệm vụ cho HS tự tổ chức và quản lý hoạt động đọc sách địa phương của lớp. Trong quá trình giao nhiệm vụ cho HS trong hoạt

107

động GDHS đọc sách địa phương, GV chỉ đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn, gợi mở cho HS, để cho HS tự vạch ra kế hoạch, tự tổ chức về hoạt động. Mặc dù bước đầu có thể là chưa thành công như mong đợi, GV phải phân tích, giải thích rõ cho học sinh hiểu nguyên nhân nào đã thành công và chưa thành công, để từ đó học sinh tự đánh giá được những gì đã làm được, những gì chưa làm được và cần bồi dưỡng về năng lực gì, chẳng hạn như: năng lực chỉ huy, điều hành lớp nhằm thu hút, lôi cuốn tập thể lớp tham gia một cách tích cực và chủ động vào hoạt động chung của lớp.

Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức thực hiện chia nhóm theo

từng đối tượng trong lớp và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. Giáo viên cần xác định cho được những nhân tố quan trọng trong hoạt động đọc sách địa phương của lớp, phát hiện được ‘‘thủ lĩnh’’ của từng nhóm học sinh để những HS này có thể tập làm người chỉ huy điều hành với sự ủng hộ tích cực của tập thể lớp, tạo được sự hứng thú, tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn mọi HS tự giác, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động tập thể của lớp. Vì vậy, GV phải biểu dương khen thưởng kịp thời các gương điển hình, khuyến khích bảo vệ bồi dưỡng các nhân tố tích cực.

Đồng thời, xây dựng mối quan hệ giữa các chủ thể giáo dục với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên bộ môn, GVCN và tổ chức Đội, Đoàn, các bộ phận khác để giúp HS nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu tài liệu để phục vụ cho việc giải quyết nội dung bài học. Những chủ thể giáo dục cần hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung hoạt động GDHS đọc sách địa phương, biết sưu tầm tài liệu về lịch sử - văn hóa địa phương.

Bước 3: Giáo viên phải thể hiện vai trò cố vấn, để phát huy hết kỹ năng, năng lực của từng cá nhân HS và của tập thể lớp. Giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động GDHS đọc sách địa phương phù hợp với tâm lý lứa tuổi

108

HS, tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy năng lực, xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với khả năng các em.

Các hoạt động GDHS đọc sách địa phương phải kết hợp với nội dung và hình thức phong phú, tạo một tâm lý thoải mái, thu hút mọi đối tượng trong lớp cùng tham gia nhưng đồng thời phải đảm bảo tính GD về truyền thống yêu nước, lòng nhân ái, có ý thức vươn lên trong học tập.

Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá việc học sinh tham gia các hoạt

động đọc sách địa phương và phản hồi kết quả đến từng cá nhân học sinh, để các em tự rút kinh nghiệm, từ đó có ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong việc tham gia hoạt động đọc sách địa phương của mình.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để học sinh tham gia tốt trong hoạt động GDHS đọc sách địa phương, trước hết nhà trường phải tạo mọi điều kiện về thời gian, môi trường giáo dục phù hợp; đáp ứng đầy đủ về CSVC, phương tiện kỹ thuật, tài liệu, sách, thiết bị giáo dục… để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

Ngoài ra, phụ huynh học sinh cũng phải đóng vai trò tích cực trong hoạt động này. Nhất là việc tạo điều kiện cho con em họ tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp; cung cấp tiền mua tài liệu, sách có liên quan và theo dõi, nhắc nhỡ, giúp đỡ các em tự học ở nhà.

3.2.6. Đẩy mạnh chỉ đạo tăng cường phương tiện, điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường điều kiện, CSVC, phương tiện kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương nhằm góp phần làm

109

chuyển biến hoạt động theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách cho HS.

Nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của CBQL và GV trong việc sử dụng phương tiện kỹ thuật và việc bảo quản CSVC của nhà trường.

Xây dựng CSVC đầy đủ, trường lớp khang trang, sạch đẹp tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho GV và HS, từ đó nâng cao chất lượng GDHS đọc sách địa phương.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Điều kiện, CSVC, phương tiện kỹ thuật, tài chính là điều kiện quan trọng để tổ chức quá trình GD, là một trong những nhân tố quan trọng quy định hiệu quả của quá trình GD. Hiệu trưởng phải thực hiện được vai trò QL trong việc xây dựng nguồn lực tài chính, CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ GD nói chung và hoạt động GDHS đọc sách địa phương nói riêng với các nội dung sau:

- Phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho nhà trường hàng quý, hàng năm, đầu tư thỏa đáng cho GDHS đọc sách địa phương.

- Từ sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ HS, nhà trường cần chi hợp lý, đầu tư cho việc tham quan ngoại khóa, thực tế.

- Tăng cường kinh phí, các loại sách báo, tài liệu tham khảo làm phong phú tủ sách của nhà trường. Nhà trường thăm dò ý kiến các tổ khối chuyên môn và GV về việc mua sắm tài liệu, sách, các thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để đẩy mạnh việc chỉ đạo tăng cường phương tiện, điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học

110

huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cần tiến hành triển khai thực hiện nội dung theo các bước sau:

Bước 1: Nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang bị các

trang thiết bị, sách, tài liệu để phục vụ cho hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương. Trước hết, nhà trường cần phải có dự toán về nguồn kinh phí, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật; cần đầu tư các trang thiết bị tối thiểu như các loại tài liệu, hệ thống loa máy, băng đĩa, đàn, máy chiếu… Ngoài việc dự trù nguồn kinh phí mua sắm phương tiện kỹ thuật, bồi dưỡng động viên sự cố gắng của đội ngũ GV, cần phải dự trù nguồn kinh phí khen thưởng cho những thành tố tham gia tích cực phong trào.

Bước 2: Triển khai thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể, xác định

nguồn kinh phí để mua sắm, trang bị theo thứ tự ưu tiên. Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua sắm các tài liệu, sách cần thiết như: mua sách giáo khoa, sách hướng dẫn GV, tài liệu lịch sử - văn hóa địa phương, trang bị máy tính kết nối mạng internet, máy chiếu, đầu đĩa CD, các đĩa CD có nội dung về giáo dục lịch sử - văn hóa địa phương và hướng dẫn GV tìm hiểu các nguồn tư liệu cần thiết về lịch sử - văn hóa địa phương.

Bước 3: Nhà trường cung cấp kinh phí để GV tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, học tập các chuyên đề về lịch sử - văn hóa địa phương; đi tham quan thực tế các di tích lịch sử của địa phương…

Xã hội hoá một phần kinh phí phục vụ hoạt động GDHS đọc sách địa phương từ cha mẹ học sinh và các tổ chức khác: để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế, mời các chuyên gia, tổ chức các buổi trải nghiệm ngoại khoá, tăng cường CSVC…

Tranh thủ sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng GD&ĐT huyện và các cơ quan có liên quan đầu tư kinh phí, CSVC, phương tiện kỹ thuật cho nhà trường. Cán bộ quản lý và GV tham gia GDHS đọc sách địa

111

phương nhận thức tầm quan trọng của kinh phí, CSVC, phương tiện kỹ thuật và sử dụng có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng theo kế hoạch đề ra.

Tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động GDHS đọc sách địa phương. Công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách căn bản phương pháp dạy học hiện nay, trong đó có GDHS đọc sách địa phương. Đồng thời, công nghệ thông tin cũng giúp cho quá trình dạy học trở nên tích cực hơn, học sinh có cơ hội tìm kiếm thông tin, tài liệu để giúp các em tự học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ GDHS đọc sách địa phương một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.

Nhà trường cần có kế hoạch bảo quản tốt cơ sở vật chất hiện có và phát huy tốt trang thiết bị của nhà trường trong việc tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

Bước 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, bảo quản trang thiết

bị hiện có của nhà trường và khai thác sử dụng có hiệu quả sách, tài liệu tham khảo trong thư viện nhà trường; tổ chức kiểm kê, thanh lý những sách, tài liệu, thiết bị đã hư hỏng, mất mát, lạc hậu để từ đó nhà trường định hướng mua sắm bổ sung trang thiết bị, sách, tài liệu để phục vụ tốt cho hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở những năm tiếp theo.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải là người hiểu biết về công tác quản lý các nguồn lực trong nhà trường. Từ đó, sử dụng và phát huy tốt các nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, nhất là GDHS đọc sách địa phương. Ngoài ra, hiệu trưởng phải tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng, Phòng GD&ĐT, Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Giồng Riềng để đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục của nhà trường. Đồng thời, vận động, kêu gọi

112

các mạnh thường quân, các tổ chức xã hội ngoài nhà trường cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

3.2.7. Đẩy mạnh chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm xây dựng được quy định kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDHS đọc sách địa phương theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học; xác định tiêu chí, tiêu chuẩn, xây dựng công cụ, sử dụng các phương pháp, hình thức đánh giá hoạt động GDHS đọc sách địa phương hiệu quả.

Qua kiểm tra, đánh giá hiệu trưởng thu được những thông tin phản hồi cho việc điều chỉnh HĐ quản lý và giáo dục của CBQL, GV nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động GDHS đọc sách địa phương đã đề ra và hướng tới mục tiêu yêu cầu đào tạo đã xác định. Giúp người CBQL có cơ sở khoa học để đánh giá đúng về công tác giáo dục của các chủ thể liên quan.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Trong công tác quản lý, hoạt động kiểm tra, đánh giá luôn đóng vai trò quan trọng. Việc kiểm tra, đánh giá giúp xác định kết quả đạt được trên thực tế, thu nhận thông tin phản hồi, phát hiện và điều chỉnh sai lệch nhằm điều chỉnh mục tiêu đề ra. Kiểm tra giúp nhà quản lý chỉ ra những việc chưa làm được, nguyên nhân, biện pháp khắc phục để có hướng điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống quản lý đạt mục tiêu đã định. Đánh giá đúng kết quả hoạt động GDHS đọc sách địa phương cho HSTH sẽ tạo động lực nhằm giúp HS hiểu được những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, di tích lịch

113

sử, danh lam thắng cảnh của địa phương tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Giồng Riềng nói riêng.

Đánh giá hoạt động GDHS đọc sách địa phương có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Muốn thực hiện tốt hoạt động này phải đảm bảo nhiều yêu cầu, trong đó độ tin cậy, tính hiệu quả là quan trọng nhất. Việc đánh giá đúng, khách quan đối với HS có ý nghĩa tích cực giúp HS ý thức, hứng thú, tích cực học tập. Nếu đánh giá thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của HS. Vì vậy, GV phải là nhà sư phạm mẫu mực, khách quan, vô tư, hiểu biết sâu sắc tâm tư, nguyện vọng của HS, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải tập hợp được các ý kiến đánh giá đúng, phân biệt được các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên được sự nỗ lực của tập thể lớp và cá nhân HS.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để đánh giá kết quả quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH cần phải thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra: Công tác kiểm tra

GDHS đọc sách địa phương là một HĐ quản lý thường xuyên của quá trình đổi mới quản lý hiện nay, nhằm giúp HT tìm ra những biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra, HT cần xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, nhằm chủ động và sắp xếp các công việc khoa học, toàn diện hơn. Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, việc kiểm tra đánh giá phải làm cho HS tích cực, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 115)