Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 128 - 129)

B. NỘI DUNG

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

3.3.1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp

Để quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đạt chất lượng cao, CBQL, GV cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp. Trong khuôn khổ của luận văn này tác giả chỉ đề xuất 07 biện pháp cơ bản nhất mà CBQL, GV phải thực hiện. Tất cả các biện pháp đều thống nhất biện chứng với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia. Biện pháp này lấy biện pháp kia làm tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy, khi vận dụng các biện pháp trên cần phải biết dựa vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của nhà trường sao cho phù hợp với thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực.

3.3.2. Phát huy nội lực và khai thác ngoại lực để thực hiện các biện pháp

3.3.2.1. Các yếu tố nội lực

Để các giải pháp nêu trên phát huy được hiệu quả nhằm đạt kết quả cao nhất trong việc quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cần phải coi trọng các yếu tố bên

119

trong như: tinh thần làm việc tập thể, môi trường làm việc năng động, lòng yêu nghề, yêu HS.... Đặc biệt, mỗi CBQL phải tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình, tự đánh giá đúng về năng lực bản thân, làm sao để việc rèn luyện, bồi dưỡng, ý thức tự hoàn thiện bản thân phải trở thành ý thức và mục đích tự thân của mỗi CBQL, tạo ra được tinh thần làm việc năng động, mạnh dạn giao nhiệm vụ, tin tưởng, trao niềm tin cho cấp dưới, phân công giao việc đúng với năng lực, chuyên môn của GV, tránh tình trạng chán nản của GV vì không được động viên, khích lệ và tin tưởng.

3.3.2.2. Các yếu tố ngoại lực tác động khi thực hiện các biện pháp

Bên cạnh những yếu tố mang ý nghĩa chủ quan (nội lực) nêu trên, để các biện pháp quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương được thực hiện đồng bộ, có tính khả thi cao cần phải khai thác các điều kiện khách quan (ngoại lực). Đó là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng, đóng vai trò trụ cột chính, tích cực chủ động phối hợp và triển khai để thực hiện các biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 128 - 129)