Thực trạng về hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 70 - 80)

B. NỘI DUNG

2.3.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các

phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

2.3.3.1. Mục tiêu giáo dục học sinh đọc sách địa phương

Để thực hiện tốt nhiệm vụ về hoạt động GDHS đọc sách địa phương, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của GDTH hiện nay, CBQL và GV phải xác định mục tiêu GDHS đọc sách địa phương có tính thiết thực, có ý nghĩa GDHS các trường TH. Để hiểu rõ về thực trạng mục tiêu GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Mục tiêu GDHS đọc sách địa phương

TT Mục tiêu CBQL GV HS ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Năng lực đọc sách: tìm, sưu tầm sách, phương pháp đọc sách địa phương Giồng Riềng, Kiên Giang

2,44 1 2,44 1 2,73 4

2

Năng lực nhận thức về nội dung sách địa phương Giồng Riềng, Kiên Giang

2,10 3 2,34 2 3,15 2

3

Năng lực tổ chức các hoạt động đọc sách địa phương Giồng Riềng, Kiên Giang

1,48 4 1,44 4 2,87 3

4

Năng lực vận dụng kiến thức từ sách vào tôn tạo, phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương Giồng Riềng, Kiên Giang

61

Qua thống kê kết quả bảng 2.5 cho thấy, tất cả nội dung đều được CBQL và GV đánh giá ở mức yếu và kém; nội dung năng lực đọc sách địa phương Giồng Riềng, Kiên Giang được CBQL và GV đánh giá ở mức độ cao nhất (đều bậc 1), còn học sinh đánh giá ở mức thấp nhất (xếp thứ bậc 4). Nội dung năng lực tổ chức các hoạt động đọc sách địa phương huyện Giồng Riềng và tỉnh Kiên Giang được CBQL, GV và HS đánh giá ở mức thấp nhất (đều xếp thứ bậc 3 và 4).

Từ phân tích trên cho thấy, các trường tiểu học chưa quan tâm đến việc đặt mục tiêu giáo dục HS đọc sách địa phương, đặc biệt việc xác định mục tiêu về năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động đọc sách địa phương Giồng Riềng, Kiên Giang của CBQL và GV còn xem nhẹ.

Số liệu trên cũng đã phản ảnh đúng thực tế. Tác giả nhận thấy rằng các trường tiểu học hiện nay, khi xây dựng kế hoạch xác định phương hướng nhiệm vụ năm học chưa quan tâm xác định mục tiêu giáo dục học sinh đọc sách, nhất là đọc sách địa phương và đồng thời thiếu năng lực tổ chức các hoạt động đọc sách địa phương.

2.3.3.2. Nội dung GDHS đọc sách địa phương

Với thực trạng nội dung GDHS đọc sách địa phương, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả ở bảng 2.6 như sau:

62

Bảng 2.6. Nội dung GDHS đọc sách địa phương

TT Nội dung CBQL GV HS ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1

Địa danh, nguồn gốc hình thành và phát triển huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

2,60 1 2,58 1 2,78 6

2 Văn hóa, phong tục tập quán

địa phương 1,58 5 1,64 6 3,09 3

3 Sự kiện, nhân vật lịch sử địa

phương 2,54 2 2,57 2 3,71 2

4 Thành tựu giáo dục huyện

Giồng Riềng 2,46 3 2,54 3 3,05 4

5 Danh lam thắng cảnh địa

phương Kiên Giang 1,58 5 1,77 5 3,03 5

6 Di tích lịch sử văn hóa huyện

Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 2,37 4 2,49 4 3,73 1

Qua số liệu thống kê bảng 2.6 cho thấy, tất cả nội dung đều được CBQL và GV đánh giá ở mức yếu và kém, HS đánh giá ở mức trung bình và khá; nội dung địa danh, nguồn gốc hình thành và phát triển huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được CBQL, GV đánh giá có giá trị trung bình tương đối cao (đều xếp thứ bậc 1), còn nhận thức của HS có sự khác biệt, được xếp thứ bậc thấp nhất (bậc 6). Nội dung văn hóa, phong tục tập quán địa phương và nội dung danh lam thắng cảnh địa phương tỉnh Kiên Giang có giá trị trung bình thấp (được xếp thứ bậc từ 3 đến 6).

Từ phân tích trên cho thấy, việc triển khai thực hiện các nội dung GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang còn rất hạn chế, chưa được xem trọng.

63

Qua quan sát thực tế của tác giả, hiện nay các trường tiểu học trong huyện chưa quan tâm đầu tư các loại sách về địa phương để cho học sinh đọc và nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa, lịch sử địa phương, mà chủ yếu phát động cho học sinh tìm hiểu thông tin khi được tổ chức các hội thi có nội dung liên quan đến lịch sử, văn hóa địa phương.

2.3.3.3. Phương pháp GDHS đọc sách địa phương

Hoạt động GDHS đọc sách địa phương là một những nội dung rất cần thiết trong nội dung GD của các trường TH hiện nay. Để hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng phương pháp GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang hiện nay, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả thể hiện ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Phương pháp GDHS đọc sách địa phương

TT Phương pháp giáo dục CBQL GV HS ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) 2,38 7 2,44 7 2,73 11 2 Phương pháp thuyết trình 2,06 8 2,31 8 3,28 7 3 Phương pháp kể chuyện 2,46 6 2,52 5 3,58 2 4 Phương pháp trực quan 2,65 3 2,56 3 3,09 10 5 Phương pháp luyện tập và thực hành 2,71 1 2,61 2 3,43 4

6 Phương pháp giao việc 1,60 9 1,54 10 3,33 6

7 Phương pháp đóng vai 1,52 10 1,56 9 3,17 8

8 Phương pháp dự án 1,35 11 1,39 11 3,13 9

9 Phương pháp trò chơi 2,69 2 2,63 1 3,35 5

10 Phương pháp thi đua 2,63 4 2,54 4 3,89 1

64

Qua thống kê kết quả bảng 2.7 cho thấy, việc nhận thức đánh giá có giá trị trung bình và xếp thứ bậc của CBQL và GV có sự khác biệt với HS. Phương pháp luyện tập, thực hành và phương pháp trò chơi được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình cao nhất (được xếp thư bậc 1 và 2); còn các phương pháp đóng vai, giao việc, dự án được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất (được xếp thứ bậc từ 9 đến 11).

Từ phân tích trên cho thấy, tất cả các phương pháp GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nêu trên chưa được CBQL và GV của các trường quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Đặc biệt, CBQL và GV chưa đánh giá cao việc sử dụng các phương pháp đóng vai, giao việc và phương pháp dự án trong việc GDHS đọc sách địa phương.

Theo nhận định của tác giả, các phương pháp GD trên đều phù hợp với việc giáo dục đối tượng học sinh tiểu học đọc sách địa phương, nhưng do việc triển khai thực hiện của các trường chưa được quan tâm nhiều, thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các phương pháp, từ đó dẫn đến việc thực hiện chưa đạt hiệu quả cao.

2.3.3.4. Hình thức GDHS đọc sách địa phương

Hình thức GDHS đọc sách địa phương là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho việc đạt mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ thực trạng sử dụng hình thức GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng hiện nay, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả ở bảng 2.8 như sau:

65 Bảng 2.8. Hình thức GDHS đọc sách địa phương S TT Hình thức CBQL GV HS ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Giới thiệu sách trong buổi

chào cở đầu tuần 2,75 1 2,68 1 3,80 2

2 Tổ chức “Giao lưu chuyên đề

sách” 1,79 6 1,48 8 3,17 7 3 Tổ chức “Ngày Hội đọc sách” 2,52 3 2,29 4 3,72 3 4 Tổ chức các Hội thi về sách 2,04 4 2,11 5 3,35 4 5 Tổ chức “Câu lạc bộ đọc sách” 1,54 9 1,65 7 3,00 9

6 Tổ chức “Trưng bày triển lãm

sách” 1,60 7 1,45 9

3,21 6 7 Thực hiện “Tủ sách lớp học” 2,54 2 2,57 2 4,09 1 8 Tổ chức đọc sách trên thiết bị

điện tử thông minh 1,60 7 2,39 3 3,03 8

9 Tổ chức các hoạt động trải

nghiệm đọc sách 1,98 5 2,03 6 3,33 5

Qua thống kê kết quả bảng 2.8 cho thấy, hình thức giới thiệu sách trong buổi chào cờ đầu tuần và hình thức thực hiện “Tủ sách lớp học” được CBQ, GV và học sinh đánh giá có giá trị trung bình được xếp thứ bậc cao (đều được xếp thứ bậc 1 và 2); các hình thức còn lại đa số được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình ở mức yếu và kém, còn HS đánh giá có giá trị trung bình đều ở mức trung bình và khá. Các hình thức được CBQL, GV và HS đánh giá có giá trị trung bình ở mức thấp, đó là hình thức tổ chức “Giao lưu chuyên đề sách”, tổ chức “Trưng bày triển lãm sách” và “Câu lạc bộ đọc sách”.

66

Từ phân tích trên cho thấy, hầu hết các trường TH huyện Giồng Riềng chưa quan tâm thực hiện các hình thức GDHS đọc sách địa phương.

Số liệu trên cũng đã phản ảnh đúng thực tế. Tác giả nhận thấy rằng các trường tiểu học hiện nay, chưa đa dạng các hình thức khuyến khích học sinh đọc sách, nhất là đọc sách địa phương, thậm chí có trường không tổ chức cho học sinh đọc sách; các trường còn xem nhẹ việc hướng dẫn học sinh đọc sách để góp phần bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, đặc biệt là tự giáo dục thông qua các nội dung giáo dục trong sách.

2.3.3.5. Phương tiện, điều kiện GDHS đọc sách địa phương

Để đảm bảo điều kiện, CSVC, phương tiện tổ chức GDHS đọc sách địa phương. Tác giả tiến hành khảo sát với kết quả bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Điều kiện, CSVC, phương tiện tổ chức GDHS đọc sách địa phương

TT Phương tiện, điều kiện

CBQL GV HS ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Kinh phí 2,62 1 2,35 2 3,55 1 2 Cơ sở vật chất 2,25 3 2,38 1 3,42 2

3 Phương tiện kỹ thuật 2,46 2 2,24 3 2,93 3

Qua thống kê kết quả bảng 2.9 cho thấy, cả 3 nội dung đều được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình ở mức trung bình và yếu, còn HS đánh giá ở mức trung bình và khá. Trong đó, nội dung kinh phí được CBQL, GV và HS đánh giá có giá trị trung bình được xếp thứ bậc cao nhất (đều được xếp thứ bậc 1 và 2).

Kinh phí, CSVC và phương tiện kỹ thuật rất quan trọng để thực hiện hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, hiện nay các trường TH trong huyện còn rất hạn chế về kinh phí, CSVC và phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho việc tổ chức

67

hoạt động GDHS đọc sách địa phương. Đặc biệt, là việc bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị, sách, tài liệu bổ sung cho thư viện nhà trường hằng năm để phục vụ cho bạn đọc còn nhiều hạn chế, thậm chí có trường hiện nay chưa có phòng để bố trí làm thư viện.

2.3.3.6. Chủ thể GDHS đọc sách địa phương

Để phát huy năng lực chủ thể thực hiện GDHS đọc sách địa phương, CBQL cần tổ chức chỉ đạo, phân công nhiệm vụ một cách hài hòa, đảm bảo công bằng, đúng người đúng việc, phát huy được khả năng, năng lực, tính sáng tạo và sự năng động của tất cả các thành viên trong nhà trường. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực chủ thể GDHS đọc sách địa phương được thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Năng lực chủ thể thực hiện GDHS đọc sách địa phương

TT Năng lực chủ thể CBQL GV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Năng lực thu thập thông tin về sách địa

phương 2,50 1 2,38 1

2 Năng lực đọc sách địa phương 1,94 4 2,08 4

3 Năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động

giáo dục học sinh đọc sách địa phương 2,06 2 2,13 3 4 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động

giáo dục học sinh đọc sách địa phương 1,62 5 1,62 5

5

Năng lực huy động nguồn lực tham gia vào hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương

1,58 6 1,57 6

6 Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

68

Qua thống kê kết quả bảng 2.10 cho thấy, việc nhận thức của CBQL và GV ở các trường TH huyện Giồng Riềng về năng lực chủ thể GDHS đọc sách địa phương tương đối giống nhau. Riêng năng lực thu thập thông tin về sách địa phương được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình cao nhất, đều xếp thứ bậc 1; năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương và năng lực đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương được CBQL, GV đánh giá có giá trị trung bình ở mức yếu.

Từ phân tích trên cho thấy, việc thu thập thông tin về sách địa phương của CBQL và GV là rất quan trọng. Vì đây là điều kiện để nâng cao chất lượng GDHS đọc sách địa phương của các trường TH. Tuy nhiên, các năng lực còn lại cũng rất cần thiết đối với CBQL và GV thực hiện hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH hiện nay.

Qua quan sát và nhận định của tác giả cho rằng, số liệu trên cũng đã phản ảnh đúng với thực tế. Giáo viên tiểu học hiện nay còn thiếu kỹ năng giáo dục học sinh, đồng thời cũng chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực GDHS đọc sách, đặc biệt là năng lực GDHS đọc sách địa phương.

2.3.3.7. Đánh giá hoạt động GDHS đọc sách địa phương

Việc thực hiện đánh giá kết quả GDHS đọc sách địa phương là rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Vì qua đánh giá chúng ta thấy được những ưu điểm và hạn chế để từ đó có những biện pháp nâng cao chất lượng GDHS đọc sách địa phương. Để biết được thực trạng này, tác giả tiến hành khảo sát với kết quả được thể hiện ở bảng 2.11 như sau:

69

Bảng 2.11. Đánh giá kết quả hoạt động GDHS đọc sách địa phương

TT Đánh giá kết quả CBQL GV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Xây dựng nguyên tắc đánh giá 2,48 2 2,42 1

2 Xác định mục tiêu đánh giá 2,56 1 2,26 3

3 Xác định tiêu chuẩn đánh giá 2,25 3 2,29 2

4 Xây dựng công cụ đánh giá 2,02 4 2,03 4

5 Tổ chức đánh giá 1,48 5 1,57 5

6 Phản hồi kết quả đánh giá 1,37 6 1,38 6

Qua thống kê kết quả bảng 2.11 cho thấy, nội dung xây dựng nguyên tắc đánh giá và xác định mục tiêu đánh giá được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình cao nhất (được xếp thứ bậc từ 1 đến 3). Nội dung tổ chức đánh giá và phản hồi kết quả đánh giá được CBQL và GV đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất (đều xếp thứ bậc 5 và 6).

Từ phân tích trên cho thấy, trong tổ chức đánh giá kết quả hoạt động GDHS đọc sách địa phương việc xây dựng nguyên tắc và xác định được mục tiêu đánh giá rõ ràng, cụ thể và tổ chức đánh giá, phản hồi kết quả đánh giá là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay các trường TH huyện Giồng Rềng thực hiện việc tổ chức đánh giá và phản hồi kết quả đánh giá GDHS đọc sách địa phương của CBQL và GV còn xem nhẹ, chưa quan tâm thực hiện tốt.

70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)