Nâng cao nhận thức quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 97 - 102)

B. NỘI DUNG

3.2.1. Nâng cao nhận thức quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa

sách địa phương cho cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các

88

trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Giúp CBQL và GV hiểu được giá trị của hoạt động GDHS đọc sách địa phương, từ đó thúc đẩy tinh thần thách nhiệm trong thực hiện quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức về lý luận GDHS đọc sách địa phương để tăng cường sự hiểu biết về vai trò, ý nghĩa, chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương thông qua chủ đề từng tháng trong năm học cho từng khối lớp, nhằm tạo cơ sở cho việc tiến hành hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường tiểu học hiện nay.

Nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương của các cấp chính quyền, các cấp QLGD nhằm giúp cho CBQL và GV hiểu và thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết, phương hướng nhiệm vụ năm học, từ đó chỉ đạo tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương phù hợp với điều kiện của nhà trường, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác GDHS đọc sách địa phương tại các trường TH trong huyện.

Nâng cao nhận thức chính trị về mọi mặt cho đội ngũ GV, qua đó giúp cho GV thấy được vị trí, vai trò của người thầy trong nhà trường và luôn phấn đấu rèn luyện để trở thành người thầy có đủ phẩm chất, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên về công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương, nhà trường cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhà trường xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu, nội dung

89

trọng và sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương trong nhà trường.

Bước 2: Nhà trường phân công phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên

môn tổ chức triển khai, quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương của các cấp như: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang, Phòng GD&ĐT huyện Giồng Riềng một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CBQL và GV của nhà trường hiểu một cách sâu sắc, để từ đó vận dụng vào thực tế hoạt động GDHS đọc sách địa phương tại nhà trường, đồng thời khắc phục tình trạng triển khai văn bản một cách qua loa, chiếu lệ, không hiệu quả.

Tổ chức cho CBQL và GV học tập chính trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Đặc biệt, là những định hướng phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương.

Tổ chức tuyên truyền thông qua tổ chức hội thảo chuyên đề về GDHS đọc sách địa phương và quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương theo định kỳ, tùy theo đơn vị nhưng ít nhất một lần trong một năm học. Muốn tổ chức hội thảo tốt, hiệu trưởng phải có kế hoạch chu đáo: thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi gợi mở để cùng thảo luận, bàn bạc, tranh luận; chuẩn bị CSVC, tài chính, các phương tiện kỹ thuật… Nên mời các lực lượng ngoài nhà trường như: chính quyền, những nhân chứng lịch sử, những người nghiên cứu lịch sử - văn hóa địa phương, những viên chức chuyên trách và giáo viên phụ trách công tác thư viện các trường tiểu học trong huyện và các lực lượng khác có liên quan cùng tham dự. Nội dung chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề còn hạn chế, tồn tại về GDHS đọc sách địa phương ở đơn vị, địa phương làm sáng tỏ vai trò, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các

90

lực lượng trong công tác GDHS đọc sách địa phương và quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

Bước 3: Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các nội dung như:

- Tuyên truyền cho CBQL và GV nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết GDHS đọc sách địa phương tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Giồng Riềng nói riêng một cách đầy đủ, toàn diện thông qua nhiều loại hình hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Qua đó, giúp cho CBQL và GV xác định đúng đắn nhiệm vụ của mình để chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương một cách hiệu quả.

- Tổ chức tuyên truyền về vị trí, vai trò của công tác quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương đối với sự phát triển từng cá nhân của HS cũng như trách nhiệm đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường; triển khai, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương; tuyên truyền giới thiệu, quảng bá có định hướng các ấn phẩm có chất lượng viết về lịch sử - văn hóa địa phương để kích thích và định hướng nhu cầu đọc. Đồng thời, nhà trường nên đổi mới công tác giáo dục đến từng đối tượng HS, trong đó cần chú trọng đến phát triển năng lực và kỹ năng đọc, kỹ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng thư viện thành một nội dung chính thức, bắt buộc trong chương trình giáo dục của nhà trường.

- Tuyên truyền phổ biến hoạt động GDHS đọc sách địa phương tại trường, tập trung vào các nội dung cơ bản, đáp ứng với thực tế, nhu cầu, với chương trình học, nhằm nâng cao thúc đẩy và hỗ trợ phát triển hoạt động GDHS đọc sách địa phương như: nội dung có liên quan đến nhu cầu đọc sách; nội dung có liên quan đến sự hình thành, phát triển thói quen đọc sách, khuyến khích HS dành thời gian đọc sách; nội dung liên quan đến ứng xử có văn hoá với sách và nhận thức đúng giá trị của sách về địa phương...

91

- Tổ chức tham quan thực tế cho CBQL và GV đến những nơi có sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của địa phương; tổ chức cho CBQL và GV tiếp xúc với nhiều tài liệu về văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội; những sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, truyền thống cách mạng cũng như danh lam thắng cảnh của địa phương,… giúp cho CBQL và GV nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về lịch sử - văn hóa địa phương tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Giồng Riềng nói riêng, đồng thời giúp cho CBQL và GV hiểu biết thêm về cuộc sống lao động, về truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của địa phương. Qua đó, CBQL và GV có trách nhiệm GDHS lòng yêu quê hương, yêu tổ quốc; hình thành ý thức về nghĩa vụ đối với quê hương đất nước. Lưu ý, khi tổ chức phải xác định rõ quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện hoạt động GDHS đọc sách địa phương của nhà trường.

Bước 4: Tiến hành đánh giá công tác tuyên truyền thông qua kết quả thu được từ việc nhận thức của CBQL và GV về công tác quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương. Đây là nội dung đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo thực hiện một cách thường xuyên, liên tục để đảm bảo CBQL và GV hiểu được giá trị của hoạt động GDHS đọc sách địa phương, từ đó thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong thực hiện quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị của địa phương và kế hoạch phương hướng nhiệm vụ của ngành về việc chỉ đạo nội dung GDHS đọc sách địa phương bằng kế hoạch cụ thể của nhà trường, có phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, tập thể để thực hiện hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

92

3.2.2. Tăng cường chỉ đạo bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh đọc sách địa phương cho giáo viên tiểu học ở các trường tiểu học huyện Giồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)