B. NỘI DUNG
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt
sinh về hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Để đánh giá nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, tác giả tiến hành khảo sát đối với 52 CBQL, 100 GV và 150 HS ở các trường TH trong huyện Giồng Riềng, kết quả ở bảng 2.4 như sau: Bảng 2.4. Nhận thức CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động GDHS đọc sách địa phương STT Nội dung CBQL GV HS ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Đọc sách truyện tranh,
truyện ngắn thiếu nhi 4,13 1 3,65 1 3,71 2 2 Đọc sách tham khảo các môn
học 4,02 2 3,41 2 3,73 1 3 Đọc sách tác phẩm văn học 2,77 3 2,51 3 3,01 3 4 Đọc sách về địa phương Giổng Riềng 1,83 5 1,67 4 2,68 5 5 Đọc sách về địa phương Kiên Giang 1,88 4 1,99 5 2,95 4
Qua thống kê kết quả bảng 2.4 cho thấy, việc nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của nội dung các loại sách HS tìm đọc trong quá trình tham khảo và học tập. Nội dung đọc sách truyện tranh, truyện ngắn thiếu nhi và đọc sách tham khảo các môn học được CBQL, GV và HS đánh giá có giá trị trung bình cao nhất, đều ở mức khá; còn nội dung đọc sách về địa phương Giồng Riềng và nội dung đọc sách về địa phương Kiên Giang được
59
CBQL, GV và HS đánh giá thấp hơn, đặc biệt là nội dung đọc sách về địa phương Giổng Riềng có giá trị trung bình thấp nhất.
Từ phân tích trên cho thấy, đa phần CBQL, GV và HS ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang chưa quan tâm nhiều đến việc đọc sách, nhất là đọc sách nội dung về địa phương Giồng Riềng và đọc sách nội dung về địa phương Kiên Giang.
Theo nhận định của tác giả, các số liệu trên cũng phản ảnh đúng thực tế. Hiện nay HS ở các trường tiểu học chỉ chủ yếu đọc sách truyện tranh, truyện ngắn thiếu nhi và đọc sách tham khảo các môn học, nhưng cũng còn rất hạn chế. Học sinh đọc sách tại thư viện (trong giờ giải lao hay trong các tiết tự học) chiếm tỷ lệ không quá 10% và tỷ lệ HS mượn sách về nhà cũng rất thấp, thậm chí có trường không có học sinh mượn sách về nhà để đọc.
Còn theo nghiên cứu đọc sách nói chung, người Việt Nam có tỷ lệ đọc sách rất thấp (đọc sách cộng cả sách giáo khoa, giáo trình mới đạt 4 cuốn/người/năm, nếu không tính sách giáo khoa thì người dân Việt Nam đọc sách mới chỉ đạt 1 cuốn/người/năm). Tại Hội thảo quốc gia về xây dựng văn hóa đọc và phát triển mô hình thư viện thân thiện trường TH diễn ra tại Đà Nẵng trong 2 ngày 29 và 30/6/2018 cho thấy người Việt mỗi năm chỉ đọc khoảng 1 - 2 cuốn sách - thuộc nhóm ít đọc nhất thế giới. Theo khảo sát của các tổ chức thế giới, tỉ lệ người đọc sách ở lứa tuổi học sinh, tỉ lệ này lại khá thấp. Đó cũng là thực trạng chung của các nước trên thế giới. HS Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc HS ít quan tâm đến sách khác. HS thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được HS lựa chọn đọc, còn sách lịch sử, sách văn hóa, văn học, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh mục lựa chọn của các em.
60