KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 133 - 136)

1. Kết luận

Trong lịch sử nghiên cứu đề tài, cả trên thế giới và trong nước ít có đề tài nào nghiên cứu sâu về giáo dục học sinh đọc sách địa phương, mà có nhiều đề tài đề cập đến văn hóa đọc của học sinh, sinh viên ở các trường THCS, THPT và trường Cao đẳng, Đại học là chủ yếu.

Mục tiêu chung của hoạt động GDHS đọc sách địa phương là hình thành cho HS năng lực đọc sách, năng lực nhận thức, tìm hiểu và năng lực vận dụng những kiến thức mà các em tiếp thu được trong sách vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung của đề tài là bao hàm cả lịch sử, văn hóa địa phương. Để thực hiện nội dung và đạt được mục tiêu này, đề tài đã đưa ra 3 nhóm phương pháp và đồng thời xác định hình thức hoạt động giáo dục và hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp để tổ chức thực hiện. Chủ thể tổ chức HĐGD đó là hiệu trưởng, GVCN, GV Tổng phụ trách đội và cán bộ thư viện. Đề tài cũng đã xác định phương tiện, điều kiện là những yếu tố quan trọng trong việc tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

Quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH bao gồm QL về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, năng lực chủ thể, công tác kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là sự huy động tài chính, các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động GDHS đọc sách địa phương. Quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH với chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường TH thực hiện nhiệm vụ quản lý HĐGD của GV nhằm đảm bảo cho HS đạt được các năng lực về HĐ đọc sách địa phương.

Qua khảo sát thực trạng hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn chế: CBQL, GV và HS chưa quan tâm nhiều đến việc đọc sách về địa phương; các trường

124

chưa thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, chủ thể GDHS đọc sách địa phương và chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực GDHS đọc sách địa phương cho đội ngũ GV; nhà trường thiếu GV có năng lực, thiếu tài liệu, sách, kinh phí, CSVC, phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động GDHS đọc sách địa phương; việc kiểm tra, đánh giá, phản hồi kết quả hoạt động GDHS đọc sách địa phương chưa được chú trọng nhiều.

Công tác quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương cũng chưa được hiệu trưởng quan tâm thực hiện một cách đồng bộ giữa các chức năng quản lý. Hiệu trưởng lập kế hoạch có xác định đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, chủ thể giáo dục rõ ràng. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả chưa thực hiện tốt. Từ đó, hiệu quả quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương chưa cao. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương, nhưng trong đó yếu tố chủ quan của hiệu trưởng là quyết định đến hiệu quả quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương của nhà trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, đề tài xác định 4 nguyên tắc làm kim chỉ nam cho việc đề xuất các giải pháp và xây dựng 7 biện pháp quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH. Tất cả các biện pháp đều thống nhất biện chứng với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia. Biện pháp này lấy biện pháp kia làm tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, các biện pháp quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương có ý nghĩa quan trọng, giúp hiệu trưởng định hướng, áp dụng các biện pháp quản lý linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của nhà trường sẽ

125

mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT:

Cần có văn bản chỉ đạo đưa nội dung GDHS đọc sách địa phương vào chương trình GDPT mới hiện nay; cần ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ GVTH về các kỹ năng, phương pháp, tổ chức hoạt động GDHS đọc sách, đặc biệt là đọc sách địa phương ở trường phổ thông nói chung và trường TH nói riêng.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang và Phòng GD&ĐT huyện

Giồng Riềng:

Cần có kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng GV về hoạt động GDHS đọc sách địa phương, đồng thời thường xuyên quan tâm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của hiệu trưởng, GV và HS; tăng cường CSVC, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện hoạt động GDHS đọc sách địa phương.

2.3. Đối với hiệu trưởng trường tiểu học huyện Giồng Riềng:

Cần đưa kết quả GDHS đọc sách địa phương vào tiêu chí đánh giá thi đua của GV và HS, đánh giá viên chức cuối năm học; đồng thời có khen thưởng những nhân tố thực hiện tích cực. Song bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư phát triển thư viện và cần phải đầu tư CSVC, mua sắm trang thiết bị, bổ sung sách, tài liệu về địa phương để đảm bảo phục vụ tốt cho việc GDHS đọc sách địa phương đạt hiệu quả.

2.4. Đối với GV chủ nhiệm, GV Tổng phụ trách đội, cán bộ thư viện:

Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương, đặc biệt là tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua tự bồi dưỡng thường xuyên hằng năm về nội dung này.

126

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 133 - 136)