Tăng cường chỉ đạo bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh đọc sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 102 - 112)

B. NỘI DUNG

3.2.2. Tăng cường chỉ đạo bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh đọc sách

Riềng, tỉnh Kiên Giang

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng năng lực thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, năng lực kiểm tra, đánh giá và xử lý tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương cho đội ngủ giáo viên.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng năng lực thu thập thông tin GDHS đọc sách địa phương cho đội ngũ giáo viên là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc thu thập thông tin GDHS đọc sách địa phương Kiên Giang nói chung, HS đọc sách địa phương huyện Giồng Riềng nói riêng có tính đa dạng về phương pháp, cách thức. Tùy theo yêu cầu về thông tin, nguồn lực mà người GV có thể áp dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung GD. Giáo viên có thể tìm kiếm từ các nguồn, kênh thông tin khác nhau. Mỗi kênh thông tin có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với mỗi loại thông tin mà GV cần thu thập để tổ chức thực hiện trong quá trình GD của mình. Do đó, GV cần lựa chọn nguồn thông tin phù hợp, bảo đảm hiệu quả quá trình thu thập thông tin và chất lượng của thông tin. Thu thập thông tin GDHS đọc sách địa phương là một quá trình liên tục, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh thông tin cần thiết. Thu thập thông tin GDHS đọc sách địa phương chịu tác động của nhiều nhân tố về kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng sử dụng các phương pháp, cách thức thu thập thông tin của người GV. Thu thập thông tin không tách rời quá trình xử lý thông tin, nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt động GDHS đọc sách địa phương ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có giá trị cao.

93

Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động GDHS đọc sách địa phương cho GV ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Muốn cho quá trình GD đạt kết quả, GV cần dành nhiều thời gian thích đáng cho việc thiết kế tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương. Việc thiết kế HĐGD giúp GV định hướng trong công việc, làm việc một cách tự tin, dự kiến được những tình huống có thể xảy ra, từ đó có thể chủ động ngăn ngừa những sự kiện không thuận lợi, xử lý một cách hợp lý những tình huống bất thường có thể xảy ra. Khi thiết kế kế hoạch GD, GV phải lưu ý đến mục tiêu GD, nội dung kiến thức, đặc điểm lứa tuổi HS và nguồn lực được sử dụng như thời gian, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học. Đồng thời, phải quan tâm đến những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã biết và những kết quả học sinh cần đạt được sau hoạt động. Từ đó, lựa chọn hình thức, phương pháp GD thích hợp để đạt hiệu quả cao.

Bồi dưỡng về tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương Kiên Giang là giúp cho GV tổ chức HĐGD phù hợp với đặc thù của nội dung GD trong điều kiện hiện nay, tạo nên sự vận hành đồng bộ của các thành tố trong quá trình GDHS đọc sách địa phương Kiên Giang, đặc biệt tạo nên sự chuyển biến về chất trong nhận thức, thái độ và hành động của HS đối với nội dung GDHS đọc sách địa phương nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Vì hoạt động GDHS đọc sách địa phương có đặc thù riêng về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho HS. Tính đặc thù thể hiện ở chổ HS đóng vai trò là chủ thể của hoạt động, còn GV đóng vai trò cố vấn, xác định mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động cho các em. Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, coi trọng việc tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương theo quy mô lớp và nhóm, cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động cho HS như: thi kể chuyện, câu lạc bộ, giao lưu, hoạt động trải nghiệm…

94

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để chỉ đạo tốt việc bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh đọc sách địa phương cho GVTH ở các trường TH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nhà trường cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực

GDHS đọc sách địa phương cho GV: nhà trường cần phải bắt đầu từ nhu cầu, nguyện vọng, giúp GV giảm bớt khó khăn, hoàn thiện dần trình độ năng lực GDHS đọc sách địa phương đến chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của GV. Trước hết, nhà trường cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tự nghiên cứu, học tập của mỗi cá nhân, trên cơ sở phù hợp với mục tiêu và nguồn lực nhà trường hiện có.

Nội dung nâng cao năng lực GDHS đọc sách địa phương cũng cần đảm bảo sự hài hòa giữa hoạt động GDHS, hoạt động XH cho GV và HS. Chú trọng bồi dưỡng về phương pháp GD, ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho GV. Tránh trường hợp chỉ xem trọng những nội dung, kỹ năng GDHS đọc sách địa phương, do hậu quả lâu dài của “căn bệnh thành tích” mà toàn ngành GD đang nỗ lực khắc phục.

Kế hoạch cần xác định biện pháp bồi dưỡng cụ thể, rõ ràng. Biện pháp tác động để làm tăng tính sát thực nội dung bồi dưỡng năng lực GDHS đọc sách địa phương là phải chọn lọc, xây dựng những nội dung bồi dưỡng bao gồm: nội dung nâng cao nhận thức cho GV là những nội dung cơ bản về những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành liên quan đến những đổi mới trọng điểm của sự nghiệp GDPT nói chung và quản lý hoạt động GDHS đọc sách địa phương nói riêng. Trên cơ sở kết quả thẩm định năng lực GDHS đọc sách địa phương tiến hành phân loại

95

ưu tiên bồi dưỡng các nội dung đăng ký sao cho mọi GV đều được bồi dưỡng nội dung năng lực GDHS đọc sách địa phương cơ bản nhất của hoạt động GDHS. Những nội dung còn lại tùy điều kiện mỗi trường mà tiến hành bồi dưỡng hoặc hướng dẫn GV tự bồi dưỡng.

Xác định thời gian bồi dưỡng: thời gian bồi dưỡng cũng là vấn đề HT phải cân nhắc khi xây dựng kế hoạch, phải có thời gian thực tập nội dung được bồi dưỡng, GV có thể thực tế hóa nội dung bồi dưỡng và tập trung học tập, tăng thêm tính sát thực cho nội dung bồi dưỡng năng lực GDHS đọc sách địa phương, hỗ trợ tự bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GV cũng là cách tạo động lực cho GV vì sự thu hút của hoạt động này. Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực GDHS đọc sách địa phương cần phải được tổ chức như thế nào để nội dung thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng, đúng lúc, thì GV mới nhận thức đúng và đầy đủ vấn đề, sẽ tìm thấy được giá trị thực nội dung đã được bồi dưỡng.

Bước 2: Hiệu trưởng nhà trường tổ chức quán triệt trong đội ngũ giáo

viên về kế hoạch nâng cao năng lực GDHS đọc sách địa phương; phân công phó hiệu trưởng và các tổ chuyên môn thu thập thông tin về năng lực GDHS đọc sách địa phương của GV để từ đó đề xuất nội dung bồi dưỡng phù hợp với năng lực cần bồi dưỡng và điều kiện thực tế của nhà trường. Nội dung bồi dưỡng năng lực GDHS đọc sách địa phương cho GV phải đảm bảo khối lượng về kiến thức, kỹ năng cơ bản, hệ thống, hiện đại nhưng phải phù hợp với thực tiễn của ngành, đặc thù của địa phương, hoàn cảnh nhà trường và đối tượng được bồi dưỡng.

Bước 3: Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực GDHS đọc sách địa phương cho giáo viên thông qua hội giảng, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn của tổ hàng tháng và hình thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên trong nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.

96

Để bồi dưỡng hoạt động GDHS đọc sách địa phương, cần quan tâm bồi dưỡng cho GV những nội dung như sau:

- Biết sử dụng kết hợp phương pháp, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động GDHS đọc sách địa phương một cách linh hoạt, phong phú, đa dạng và sinh động, trong đó phản ánh được mục tiêu, nội dung GDHS đọc sách địa phương Kiên Giang nói chung và huyện Giồng Riềng nói riêng. Ví dụ, sau khi cho học sinh xem các hình qua băng đĩa... GV hướng dẫn, mô tả, đặt ra những câu hỏi cho HS trao đổi, tranh luận, trên cơ sở đó GV kết luận giúp cho HS khắc sâu các nội dung cơ bản của bài học.

- Tổ chức cho HS tìm hiểu về lịch sử - văn hóa địa phương, kết hợp với hệ thống câu hỏi đặc thù cho HS các trường TH vùng sâu, nhằm giúp HS có thói quen tìm đọc và nghiên cứu sách địa phương. Nhà trường phải cung cấp đầy đủ các tư liệu, sách cần thiết đồng thời hướng dẫn HS phương pháp tìm hiểu các nguồn tư liệu, thông tin trong quá trình thực hiện.

- Giáo viên gợi mở và tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận một số chủ đề về lịch sử, văn hóa địa phương tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Giồng Riềng nói riêng nhằm tạo cơ hội cho HS trao đổi với tập thể, bạn bè và thầy cô giáo những suy nghĩ của bản thân về sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa quê hương mình.

Nhà trường có thể tổ chức bồi dưỡng về kỹ năng đánh giá cho GV. Việc kiểm tra, đánh giá công bằng và khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp rất quan trọng, mỗi GV cần phải được trang bị kỹ năng này. CBQL phải thường xuyên cập nhật và triển khai một cách đồng bộ tới GV các văn bản hướng dẫn, quy định về đánh giá xếp loại HS để nâng cao kiến thức về đánh giá xếp loại HS, giúp cho việc đánh giá của GV được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, công bằng, công khai,

97

tránh tình trạng thành kiến, định kiến, thiên vị, làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS.

Bước 4: Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, đánh giá kết quả tự rèn luyện,

tự bồi dưỡng năng lực GDHS đọc sách địa phương của giáo viên và thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những tồn tại, hạn chế của giáo viên về thực hiện nhiệm vụ GDHS đọc sách địa phương. Tổ chuyên môn định kỳ hàng tháng sinh hoạt và họp tổ để thảo luận, trao đổi bổ sung kế hoạch, rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao năng lực GDHS đọc sách địa phương cho đội ngũ GV cần được bồi dưỡng theo nhu cầu và tự bồi dưỡng của giáo viên. Muốn thực hiện đạt hiệu quả, nhà trường phải tạo điều kiện tốt và cần hỗ trợ về điều kiện CSVC, kinh phí hoặc một phần chi phí về giảng viên, về công tác tổ chức bồi dưỡng… Song, cần hướng dẫn chọn lọc nội dung, phương pháp, quy định chuẩn bồi dưỡng để GV thực hiện thống nhất với những yêu cầu về kết quả bồi dưỡng cụ thể, có chế độ động viên khen thưởng kịp thời.

3.2.3. Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV và HS nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của sách địa phương đối với việc học tập, nghiên cứu và phục vụ cho cuộc sống tinh thần của các em;

Giúp GV và HS hiểu rõ nội dung sách về lịch sử, văn hóa địa phương, từ đó các em biết quý trọng, giữ gìn, tôn tạo, phát huy những công trình văn hóa, lịch sử địa phương.

98

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Hướng dẫn HS đọc tài liệu, sách về văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội; tìm hiểu về truyền thống cách mạng địa phương, những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu; tìm hiểu về di tích lịch sử và những danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang và huyện Giồng Riềng; tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và phát triển vùng đất Giồng Riềng, Kiên Giang.

Về văn hóa, lễ hội: Giới thiệu về lễ hội văn hóa như: Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực, Lễ hội Tao Đàn Chiêu Anh Các, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ giỗ Mạc Cửu… và các lễ hội văn hóa đặc sắc của người Khmer như: Chôl Chnăm Thmây, Óoc-om-bok, Đôn-ta… Huyện Giồng Riềng có Lễ giỗ kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – liệt sĩ Mai Thị Nương (Mai Thị Hồng Hạnh) được tổ chức hàng năm với quy mô cấp tỉnh.

Về phong tục tập quán: Giới thiệu các phong tục tiêu biểu như: Tục cưới, tục sinh con, tục thờ phượng, tục uống rượu, tục đua ghe ngo (của người Khmer)…

Về tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng của địa phương: Tiêu biểu như Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Phan Thị Ràng, Mai Thị Nương (Mai Thị Hồng Hạnh), Trần Quang Mẫn…

Về sự kiện, nhân vật lịch sử: Giới thiệu những gương anh hùng tiểu biểu qua các thời kỳ như:

- Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sinh năm 1838. Năm 23 tuổi tham gia nghĩa quân chống Pháp và được giữ chức Quyền sung Quản binh đạo, đứng đầu toán nghĩa quân chống Pháp ở vùng Tân An, dưới sự chỉ huy chung của Trương Định. Ông có một câu nói nổi tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”.

99

- Anh hùng Phan Thị Ràng có bí danh là Chị Tư Phùng, sinh năm 1937. Ngày 20/12/1994 được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực Lượng vũ trang nhân dân”.

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Mai Thị Hồng Hạnh tên thật là Mai Thị Nương, sinh năm 1940 tại huyện Giồng Riềng, Kiên Giang. Năm 1995, được Chủ tich nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực Lượng vũ trang nhân dân”.

Về di tích lịch sử: Giới thiệu di tích lịch sử Đình thờ Nguyễn Trung Trực, chùa Phật Lớn, chùa Sắc tứ Tam Bảo, Nhà tù Phú Quốc (hay còn gọi là trại giam Cộng sản Phú Quốc), Lăng Mạc Cửu, di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên, ngôi mộ Chị Sứ (Phan Thị Ràng) là Di tích lịch sử Hòn Đất, Núi Đá Dựng, Đài tưởng niệm Mai Thị Nương (Mai Thị Hồng Hạnh), di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh Bia chiến thắng Lộ Mới - Ngọc Chúc, di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh Khu căn cứ Tỉnh ủy Rạch Giá xã Thạnh Lộc huyện Giồng Riềng.

Về những danh lam thắng cảnh tiêu biểu: Giới thiệu các địa danh, thắng cảnh như: Đảo Phú Quốc, Hà Tiên, Đảo Hải Tặc, Quần đảo Nam Du, Quần đảo Bà Lụa, Vườn quốc gia U Minh Thượng, Hòn Tre, Hòn Phụ Tử và Núi Đá Dựng.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhân dịp tổ chức “Ngày sách Việt Nam” ngày 21-4, trường Tiểu học Hòa Thuận 3, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang tổ chức “Ngày sách Việt Nam” tại trường bằng hình thức trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu có nội dung về văn hóa, phong tục tập quán, về truyền thống cách mạng, những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu; giới thiệu những di tích lịch sử, những danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của địa phương huyện Giồng Riềng và tỉnh Kiên Giang.

100

Để cuộc trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu đạt hiệu quả, nhà trường tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch cho hoạt động GDHS

đọc sách địa phương. Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, quy mô tổ chức, đối tượng tham gia, thời gian thực hiện, địa điểm tổ chức, điều kiện, kinh phí, CSVC, phương tiện kỹ thuật… và đồng thời phải dự kiến các tình huống phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, để từ đó đề ra những biện pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo hoạt động có ý nghĩa và đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục học sinh đọc sách địa phương ở các trường tiểu học huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 102 - 112)