9. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Sự cần thiết phát triển văn hóa nhà trườn gở trường trung học phổ
thông
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng “Xây dựng văn hóa học đường là việc cần
thiết biết nhường nào: phải giáo dục nhân cách văn hóa, làm cho người học được trở thành người có văn hóa” [8]. Tác giả Nguyễn KhắcHùng nhấn mạnh “Sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa học đường, vì đây không chỉ là nơi các em lĩnh hội kiến thức văn hóa, khoa học, nghề nghiệp mà còn là một môi trường xã hội thu nhỏ, có ảnh hưởng rất lớn đến những gì xung quanh. Một môi trường văn hóa học đường thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các em nhanh chóng trưởng thành, tạo nền tảng cơ bản vững chắc để các em có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội” [9].
Phát triển VHNT chính là một phần quan trọng trong việc phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đoàn kết nội bộ được duy trì, sức mạnh tập thể được phát huy, chất lượng các mặt được nâng cao, các hệ giá trị của nhà trường được thiết lập, mục tiêu chất lượng giáo dục toàn diện được đảm bảo [10].
Do vậy, sự cần thiết phải phát triển VHNT bắt nguồn từ những lí do sau đây: Phát triển VHNT là sứ mệnh, mục tiêu định hướng của mỗi nhà trường, là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường, là yêu cầu của xã hội; giúp các quyết định quản lí được thực hiện nhanh chóng, thu hút sự được sự đồng thuận của các thành viên; giúp định hình các giá trị văn hóa cốt lõi trong nhà trường, đồng thời xác định và xây dựng các giá trị văn hóa phù hợp phục vụ cho sự phát triển chung của nhà trường; góp phần phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đoàn kết nội bộ được duy trì, sức mạnh tập thể được phát huy, chất lượng các mặt được nâng cao; khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên; tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập; tạo ra một môi trường học tập thân thiện
27
với học sinh, học sinh cảm thấy gắn bó với trường với lớp; góp phần hình thành nên những nét phẩm chất, tính cách riêng, phù hợp và có giá trị cho học sinh của nhà trường. Phát triển VHNT thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của nhà trường, giáo viên và học sinh.
1.4.2.1. Đối với sự phát triển của nhà trường
Văn hóa nhà trường thể hiện ở mọi góc độ hoạt động của nhà trường bao gồm từ ngôn phong tác phong của CBQL, GV và HS; cảnh quan sư phạm, cách bố trí lớp học… cũng như thái độ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp giáo dục; đến những định hướng giá trị nhân cách của HS, kể cả các thành viên khác của nhà trường trước những thay đổi của cuộc sống xã hội hiện đại.
Văn hóa nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh của nhà trường, có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài khẳng định ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục HS;
Văn hóa nhà trường có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường, ảnh hưởng rõ rệt đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của người dạy và người học;
Văn hóa nhà trường cũng tạo ra động lực làm việc. VHNT tích cực sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các CBQL, GV, NV, giữa GV và HS; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh;
Văn hóa nhà trường còn hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong nhà trường phát triển nên.
Mặt khác, VHNT có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác phát triển thương hiệu nhà trường. Văn hóa nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.
28
Bên cạnh đó, VHNT lành mạnh, tích cực sẽ giảm bớt được xung đột và tăng tính ổn định trong nhà trường, gắn kết các thành viên lại thành một khối thống nhất, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực, mâu thuẫn và xung đột. Văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý, hình thành những chuẩn mực, quy tắc... góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ thể thống nhất của tổ chức nhà trường.
Từ những vấn đề vừa nêu, cho thấy VHNT có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của nhà trường, tác động tới chất lượng giáo dục, tạo ra sự điều phối, kiểm soát hạn chế và dần dần hình thành nên những đặc trưng riêng biệt cho tổ chức nhà trường, làm cơ sở để từng bước phát triển và nâng cao chất lượng, uy tín “thương hiệu” của nhà trường.
1.4.2.2. Đối với sự phát triển của giáo viên trung học phổ thông
Đối với GV, việc phát triển VHNT sẽ tạo ra không khí thoải mái cho họ trình bày ý tưởng, chia sẻ kiến thức và hình thành kỹ năng mới. Phát triển VHNT có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong trường.
Đồng thời, GV sẽ cùng hợp tác với CBQL nhà trường để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục như kế hoạch đã đề ra.
1.3.2.3. Đối với sự phát triển của học sinh trung học phổ thông
Còn đối với HS, các nhà nghiên cứu cho rằng VHNT sẽ tạo ra một bầu không khí học tập tích cực, khuyến khích HS học tập và tìm hiểu, tích cực khám phá, tham gia các chương trình với cộng đồng, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, với các nhóm bạn; HS cảm thấy vui vẻ, thoải mái, ham học. Từ đó tạo ra cảm xúc yêu trường, mến lớp, nâng cao thành tích học tập của bản thân.
Đồng thời, ở trong môi trường văn hóa sẽ khuyến khích các em phát biểu, bày tỏ quan điểm, những thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng cá nhân đến GV, lãnh đạo nhà trường. Các em được phát huy, thể hiện tất cả tiềm năng của bản thân; phát triển được mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò, giữa trò và trò.
29
Chốt lại, với tư cách là một tổ chức, nhà trường cũng cần phải phát triển văn hóa cho riêng mình – VHNT, sự cần thiết phát triển VHNT là vì:
-Tài sản lớn của nhà trường góp phần quyết định chất lượng giáo dục;
-Tác động đến mọi hoạt động sư phạm, tạo động lực làm việc cho mọi thành viên trong nhà trường;
-Hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các thành viên bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy tắc và bằng dư luận;
-Hạn chế tiêu cực và xung đột, giúp các thành viên trong nhà trường thống nhất về nhận thức, đánh giá, định hướng và hành động;
-Điều kiện nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.