Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 101 - 105)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa nhà

cảnh đổi mới giáo dục

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Để thực hiện được kế hoạch của nhà trường đề ra.Cần tổ chức triển khai và phân công công việc cho tất cả cá nhân, bộ phận, tổ chức một cách khoa học, hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy hiệu quả cao nhất việc phát triển VHNT.

Phân phối và sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để bảo đảm thực hiện tốt hoạt động phát triển VHNT.

Hiện thực hóa các nội dung, chương trình kế hoạch, mục tiêu, phát triển VHNT đã đề ra.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức là việc thực hiện phân công lao động một cách khoa học, để tạo ra năng suất lao động cao. Tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược của nó và thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng mảng công việc.

Lập danh sách tất cả công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch xây dựng ban đầu.

Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hay các bộ phận trong tổ chức một cách khoa học (phân công lao động).

Xác định thứ tự ưu tiên công việc của từng cá nhân, bộ phận.

Thiết lập cơ chế điều phối, tạo sự liên kết hoạt động giữa các thành viên và bộ phận trong nhà trường, tạo điều kiện đạt được mục tiêu phát triển VHNT.

3.2.1.3. Cách tiến hành

Chức năng tổ chức nhằm hiện thực hóa mục tiêu và đặc biệt là chức năng tổ chức có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động phát triển VHNT ở các trường THPT. Tuy nhiên việc thực hiện chức năng tổ chức trong hoạt động phát triển VHNT hiện nay ở các Trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú còn nhiều bất cập,

90

hạn chế. Để thực hiện hiệu quả chức năng tổ chức, CBQL đứng đầu là hiệu trưởng phải thực hiện tốt các quy trình sau:

Bước 1: Xác định chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, từng mảng công việc.

Phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đề ra của các bộ phận có nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ công việc.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy nhà trường THPT

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển VHNT, hiệu trưởng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của các bộ phận khác nhau từ đó để phân công nhiệm vụ cho phù hợp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Bước 2: Lập danh sách công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển VHNT.

Việc lên danh sách các công việc cần hoàn thành sẽ giúp hiệu trưởng có được cái nhìn tổng quát về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các công việc. Ở bước này, hiệu trưởng cần suy nghĩ kỹ và hãy ghi lại chi tiết các công việc sẽ phải làm trong ngày, tuần hoặc tháng, năm. Các công việc càng ghi được đầy đủ, rõ ràng bao nhiêu thì sự chủ động trong việc thực hiện, giải quyết vấn đề sau này càng dễ dàng bấy nhiêu.

Bước 3: Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hay các bộ phận trong tổ chức một cách khoa học.

91

Qua việc phân công nhiệm vụ, giúp các cá nhân phát triển năng lực, quản lý thời gian hiệu quả đảm bảo hoàn thành công việc.Đồng thời việc phân công nhiệm vụ mang lại lợi ích cho cá nhân cũng như toàn trường.

Để phân công nhiệm vụ hiệu quả trong hoạt động phát triển VHNT, hiệu trưởng phải thực hiện tốt các vấn đề sau:Cần suy tính trước mọi vấn đề trước khi phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân. hiệu trưởng phải xác định các công việc phù hợp với năng lực của từng người; Tham khảo ý kiến trước khi phân công nhiệm vụ. Hiệu trưởng có thể trao đổi với các thành viên trong Ban lãnh đạo, với các bộ phận có liên quan... có như thế việc phân công sẽ đạt hiệu quả cao; Nên phân công một công việc hoàn chỉnh. Bởi vì thực hiện một nhiệm vụ từ đầu đến cuối sẽ dễ dàng hơn so với chỉ làm một phần công việc; Để phân công nhiệm vụ hợp lý thì cần phải xác định rõ kết quả mong muốn; Khi giao phó công việc, hiệu trưởng nên nói rõ mục tiêu và vai trò của nó đối với mục tiêu chung. Hiệu trưởng nên xác định rõ ràng kết quả cần đạt được. Tốt nhất nên lập một danh sách kết quả kỳ vọng được khi giao phó công việc; Hiệu trưởng cần tin tưởng vào năng lực của các cá nhân khi quyết định phân công nhiệm vụ cho họ. Nên để các cá nhân quyết định mọi vấn đề liên quan đến công việc được giao và chỉ trợ giúp khi cần thiết.

Bước 4: Xác định thứ tự ưu tiên công việc của từng các nhân, bộ phận.

Hiệu trưởng nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đã liệt kê ở trên theo thứ tự cấp bách, quan trọng, khẩn cấp hoặc theo trình tự thời gian, đối tượng tiến hành. Việc sắp xếp này sẽ làm cho hiệu trưởng loại bỏ những công việc không phù hợp, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực khác mà vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra trong việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT.

Để thực hiện kế hoạch phát triển VHNT, hiệu trưởng xác định một loạt mục tiêu và kèm theo đó với rất nhiều công việc cần phải giải quyết trong một thời gian lâu dài. Do đó để đảm bảo yêu cầu công việc theo kế hoạch đã được xây dựng, hiệu trưởng phải xác định thứ tự ưu tiên công việc. Những công việc nào nên ưu tiên thực hiện trước, những công việc nào nên thực hiện sau. Có như thế mới đảm bảo được tiến độ, hoàn thành các mục tiêu theo hạn định.

92

Bước 5: Thiết lập cơ chế điều phối, tạo sự liên kết hoạt động giữa các thành viên và bộ phận trong nhà trường, cung ứng các nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển VHNT.

“Phối hợp” có nghĩa là tổ chức hoạt động cho hai hoặc nhiều cá nhân, bộ phận. Xét từ khía cạnh quản lý, phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của cá nhân, bộ phận lại với nhau để bảo đảm thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Mặt khác, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể. Như vậy có thể nói rằng “cơ chế phối hợp” chính là phương thức tổ chức hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Hiệu trưởng phải thiết lập cơ chế điều phối công việc, tạo sự liên kết giữa các cá nhân, bộ phận thông qua việc xây dựng các quy chế hoạt động, quy chế phối hợp. Phân công những công việc chung cho các bộ phận đảm nhận.

Việc xây dựng cơ chế phối hợp tạo cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển VHNT, đồng thời nâng cao nhận thức về ý thức trách nhiệm của các cá nhân trong việc thực nhiệm vụ chung.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải có năng lực điều hành, tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý khoa học theo thứ tự ưu tiên hoàn thành.Hiệu trưởng phải nắm bắt được năng lực, sở trường, sở đoản của các cá nhân, trên cơ sở đó phân công công việc, từ đó mới phát huy hiệu quả cao nhất trong hoàn thành nhiệm vụ. Toàn thể giáo viên và các bộ phận phải có tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.Xây dựng bảng phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận chụ thể cũng như từng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.Phải có chế độ khen thưởng kịp thời nhằm động viên, tạo sự khích lệ, tạo động lực làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.

93

3.2.4. Đẩy mạnh chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường ở các Trường Trung học phổ thông huyện Mỹ Tú trong bối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 101 - 105)