Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 107 - 113)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát

phát triển văn hóa nhà trường các Trường Trung học phổ thông huyện Mỹ Tú trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra, giám sát và đánh giá là một chức năng quan trọng trong quá trình phát triển VHNT. Nếu lãnh đạo nhà trường làm tốt các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng, khen thưởng kịp thời, kỹ luật nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức thì sẽ tác động mạnh mẽ tới sự nhận thức và trách nhiệm của họ . Vì vậy, mục đích của biện pháp này là sử dụng sức mạnh của cả hệ thống tổ chức để thúc đẩy từng thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm các nguyên tắc ứng xử, các qui định, quy chế của nhà trường. Qua đó kịp thời phát hiện những mặt đạt được để động viên tiếp tục phát huy thực hiện tốt hơn, đồng thời cũng phát hiện những mặt chưa thực hiện tốt để nhà trường có những điều chỉnh phù hợp.

96

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Kiểm tra đôn đốc, theo dõi, giám sát hàng ngày việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT trên cơ sở các mục tiêu, nội dung phát triển VHNT, uốn nắn khi cần thiết. Hàng tuần, hàng tháng ban kiểm tra, các tổ chuyên môn, các nhóm họp thảo luận xem xét, đánh giá việc thực hiện.

Tiến hành công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch sau một học kỳ, sau một năm để đánh giá, khen thưởng hay trách phạt các cá nhân, tập thể làm tốt hay không hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho kỳ sau.

Kiểm tra việc thực hiện chấp hành nội quy quy chế phát triển VHNT cần phải được tiến hành thường xuyên và định kỳ để nhà quản lý thấy được kết quả chuyển biến và chất lượng tự giáo dục, ý thức chấp hành của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác phát triển VHNT, qua đó tuyên dương những gương điển hình và có biện pháp để uốn nắn những hành vi lệch chuẩn góp phần phát triển đơn vị.

Hoàn chỉnh hệ thống quy trình, thủ tục làm việc. Rà soát những văn bản, những quy định lạc hậu , bất cập không còn phù hợp với thực tiễn, Cụ thể là hoàn thiện quy chế hoạt động của nhà trường và chuẩn hóa hệ thống thủ tục làm việc.

Xác định rõ vai trò của người lãnh đạo là người đề xướng, người hướng dẫn các nỗ lực thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá và tuyên truyền về VHNT.

3.2.5.3. Cách tiến hành

Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa trên cơ sở hoạt động thực tế của nhà trường. Kết hợp với các thành viên khác đưa ra kiểm tra, đánh giá mang tính đặc trưng và phù hợp nhất để phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá phù hợp với hoạt động phát triển VHNT và phù hợp với từng hoạt động, thể hiện được tính định lượng và định tính. Phải đưa ra kiểm định và thử nghiệm trong quá trình thực tế. Phải đảm bảo được tính khách quan, tính thực tiễn và tính bao quát.

97

Thành lập tổ, nhóm kiểm tra, đánh giá có chuyên môn, đạo đức phẩm chất đảm bảo để tiến hành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá. Huy động các lực lượng hợp tác cho quá trình kiểm tra, đánh giá đạt được kết quả tối ưu nhất. Sau khi kết thúc một quá trình kiểm tra, đánh giá cần phải tiến hành báo cáo, rút kinh nghiệm. Bản báo cáo về quá trình kiểm tra, đánh giá phải thể hiện được kết quả, mặt mạnh, mặt yếu của quá trình kiểm tra, đánh giá. Cán bộ quản lý có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá với toàn thể thành viên trong nhà trường để họ được biết về tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình. Cần tiến hành thực hiện bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kiểm tra đánh giá cho những thành viên có liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

CBQL – Hiệu trưởng phải có năng lực tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng phải thành lập tổ kiểm tra, bao gồm các GV cốt cán, có năng lực. Sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo đầy đủ. Hệ thống thông tin quản lý đầy đủ, đáp ứng yêu cầu về thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá. Phải đảm bảo tuân theo đúng nguyên tắc kiểm tra bao gồm: nguyên tắc khách quan; nguyên tắc tính hiệu quả; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc tính kế hoạch; nguyên tắc tính giáo dục.Phải phân cấp trong kiểm tra, trao nhiệm vụ đồng thời trao quyền hạn, trách nhiệm cho các thành viên kiểm tra.Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, kỹ thuật, tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong Ban kiểm tra.

Các thành viên trong Ban kiểm tra phải có kiến thức về VHNT, các kỹ năng phát triển VHNT.

Công tác kiểm tra, đánh giá phải khách quan,chính xác, thân thiện tạo động lực cho CBQL, GV, NV và HS trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ phát triển VHNT đạt hiệu quả.

98

3.2.6. Tăng cường huy động các nguồn lực trong phát triển VHNT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Huy động sự tham gia của các lực lượng tham gia giáo dục và toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, lành mạnh.

Tăng cường phối hợp giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng các tổ chức, đoàn thể... trong hoạt động phát triển VHNT.

Thông qua hoạt động hợp tác, nâng cao ý thức trách nhiệm, thống nhất nhận thức của các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả đóng góp vào hoạt động phát triển VHNT hiện nay.

Công tác huy động các lực lượng, các nguồn lực ngoài nhà trường cùng với nhà trường thực hiện công tác phát triển VHNT cũng nhằm tạo lập môi trường giáo dục rộng lớn, đồng bộ góp phần làm cho kết quả đạt được vững chắc, thực hiện nguyên lý quan tâm đến sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.

Nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, huy động mọi nguồn lực có thể để phát triển VHNT. Đồng thời, tạo sự thống nhất, lan tỏa cách làm và ảnh hưởng của VHNT đến toàn xã hội, tạo dựng thương hiệu, nâng cao uy tín, tạo sự tin tưởng của xã hội đến công tác giáo dục của nhà trường, nhất là VHNT.

Thông qua việc phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường sẽ giúp nhà trường thực hiện tốt các nhiệm chính trị của ngành, địa phương giao phó.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Thống nhất kế hoạch phối hợp hoạt động về nội dung, biện pháp, cơ chế, trách nhiệm giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường như: chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, CMHS, các cá nhân...

99

Tăng cường các buổi gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân, tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường để bàn bạc, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hợp tác phát triển giáo dục và hoạt động phát triển VHNT.

Xác định rõ trách nhiệm của các lực lượng bên ngoài nhà trường, từ đó hoàn thiện hoạt động phối hợp, góp phần mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động phát triển VNHT.

Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình kết quả phối hợp thực hiện trong từng học kỳ, năm học; trên cơ sở rút kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ thời gian qua để thống nhất việc phối hợp trong thời gian tiếp theo được tốt hơn.

Tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất, tài chính cho các hoạt động phát triển VHNT. Vì vậy, cần phải huy động, thu hút vốn đầu tư, sự ủng hộ của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội thực hiện xu hướng tất cả cộng đồng đều đầu tư cho giáo dục.

3.2.1.3. Cách tiến hành

Ngay đầu năm học hàng năm, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường; phổ biến kế hoạch đến tất cả các bộ phận cũng như những bên có liên quan. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung, hình thức phối hợp.

- Lập kế hoạch xây dựng văn bản đề xuất các công việc của nhà trường để phát huy tối đa sự ủng hộ từ phía các lực lượng xã hội nhằm tăng cường các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính ....

+ Xây dựng kế hoạch khảo sát đánh giá thực trạng VHNT nhằm thu hút sự quan tâm của các thành viên trong và ngoài nhà trường. Hoạch định những tiêu chí văn hóa mới trong nhà trường để đề xuất điều chỉnh.

+ Lồng ghép các chương trình văn hóa địa phương với các phong trào văn hóa của nhà trường trong theo kế hoạch hoạt động trong năm.

-Tổ chức các hoạt động xây dựng các nguồn lực và quản lý các nguồn lực trong quá trình phát triển VHNT

100

+ Lãnh đạo nhà trường cùng toàn bộ GV, HS và CMHS tham gia khảo sát đánh giá VHNT hiện có và bàn bạc dân chủ các định hướng mới để điều chỉnh cho phù hợp.

+ Hiệu trưởng phối hợp với lãnh đạo chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động phong trào truyền thống của địa phương và nhà trường nhằm huy động được sự đóng góp kinh phí, cơ sở vật chất và con người cho các hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa ở địa phương và cộng đồng dân cư, giúp cho các thành viên trong nhà trường có những hiểu biết về văn hóa, lịch sử địa phương, từ đó bồi đắp tình yêu, sự gắn bó với quê hương, xứ sở.

+ Phối hợp với các cấp Ban ngành, cụ thể chính quyền các cấp, các sở Ban Ngành để triển khai thực hiện phát triển văn hóa nhà trường kiểu mẫu. Đây là công việc đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều phía từ con người, tài chính, cơ sở vật chất, các nguồn lực khác...và quan trọng là sự thống nhất đồng thuận về dư luận của xã hội.

-Chỉ đạo giám sát các hoạt động nhằm thực hiện quá trình huy động các nguồn lực đòi hỏi lãnh đạo trường và các cấp Ban ngành phải cùng nhau hỗ trợ. Có biện pháp điều chỉnh uốn nắn và tuyên dương kịp thời trong quá trình thực hiện.

-Kiểm tra, đánh giá kết quả thông qua báo cáo từng tháng, quý và năm. Sử dụng các biện pháp đánh giá dễ dàng thuận lợi để các thành viên đều có thể tham gia và thực hiện được. Đồng thời hiệu trưởng phải có khả năng sát sao trong việc ra quyết định.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nơi nhà trường đóng trên địa bàn. Đồng thời để giải pháp này đạt hiệu quả cao, các cấp chính quyền địa phương cần làm rõ trách nhiệm các lực lượng xã hội, các tổ chức chính trị... trong công tác giáo dục, nhất là hoạt động phát triển VHNT ở các trường THPT hiện nay. Các cá nhân, tập thể, tổ chức, lực lượng ngoài nhà trường phải đầy nhiệt tình, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và hoạt động phát triển VHNT nói riêng.

101

Hiệu trưởng phải có năng lực ngoại giao tốt, như thế mới có thể thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức... đồng thời nhà trường cần có những đề nghị kịp thời đến các cấp để ghi nhận những đóng góp của các cá nhân, các tổ chức xã hội...

Các trường THPT trên địa bàn huyện phải không ngừng nâng cao chất giảng dạy và chất lượng hoạt động mọi mặt của nhà trường, từ đó tạo được thương hiệu, sức lan tỏa, thu hút xã hội quan tâm và CMHS tin tưởng. Có như thế công tác phối hợp sẽ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 107 - 113)