Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 119 - 124)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.6. Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề tà

tài đề xuất.

Để hiểu rõ mối tương quan giữa hai đối tượng khảo nghiệm là sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển VNHT các Trường THPT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman) như sau: R 1 ) 1 ( ) ( 6 2 2    N N Y X (-1  R  +1)

108

Trong đó:

X, Y là thứ bậc của sự cần thiết và tính khả thi.

N là số lượng biện pháp được xếp hạng, trong đề tài này N=6.

Giá trị R là một số nhỏ hơn 1. Khi giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt. Cụ thể:

R< 0 : Tương quan nghịch R> 0 : Tương quan thuận 0.7 R < 1 : Tương quan chặt 0.5  R < 0.7 : Tương quan

0.3  R < 0.5 : Tương quan không chặt

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển VHNT Tên biện pháp Điểm Sự cần thiết Thứ bậc ( X ) Điểm Tính khả thi Thứ bậc ( Y ) (X-Y) 2 BP 1 3.87 1 3.84 1 0 BP 2 3.67 5 3. 63 6 1 BP 3 3.74 3 3.78 2 1 BP 4 3.82 2 3.74 4 4 BP 5 3.65 6 3. 72 5 1 BP 6 3.69 4 3.76 3 1 Tổng số 8

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi các biện pháp phát triển VHNT

109

Qua kết quả Bảng 3.3 biểu đồ 3.4 , hệ số tương quan thứ bậc (giữa sự cần thiết và tính khả thi):

R = 0.77 => tương quan chặt

Kết luận: Sự cần thiết và tính khả thi có tương quan chặt với nhau. Nghĩa là biện pháp nào cần thiết thì cũng khả thi.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tác giả đã xây dựng và làm rõ những nội dung sau đây:

1. Xác định bốn nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu, tính kết thừa và phát triển, tính thực tiễn và khả thi.

2. Đề xuất sáu biện pháp phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng: Bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của VHNT ở trường trung học phổ thông; Nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển VHNT cho đội ngũ CBQL các Trường THPT; Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở các Trường THPT; Đẩy mạnh chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở các Trường THPT; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT các Trường THPT; Tăng cường huy động các nguồn lực trong phát triển VHNT.

3. Các biện pháp nêu trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng bổ trợ nhau, biện pháp này sẽ là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia.

4. Qua khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết và khả thi, các biện pháp có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là với từng biện pháp nếu là cần thiết thì cũng khả thi và ngược lại.

Tóm lại, tác giả đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề xuất các biện pháp phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, góp phần nâng cao chất lượng dạy học giáo dục các thế hệ HS huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Về cơ sở lý luận

Xây dựng và phát triển VHNT là một quá trình lâu dài, kiên trì và được sự ủng hộ, đồng thuận của tất cả thành viên trong trường. Để giữ vững truyền thống và phát huy các giá trị tích cực, đồng thời hình thành các giá trị mới phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, quy trình phát triển VHNT, nhà trường phải chú trọng đến các nội dung phát triển VHNT phù hợp với bối cảnh hiện tại, những nội dung nào quan trọng cấp thiết phải thực hiện, làm nền tảng xây dựng lộ trình phát triển VHNT ngắn hạn, trung hạn và dài hạn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng thương hiệu và uy tín của nhà trường.

Hoạt động phát triển VHNT là một nội dung quan trọng trong quá trình dạy học, giáo dục của nhà trường, góp phần tạo nên môi trường thân thiện cho người học cùng với đó là mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra đó là phát triển toàn diện nhân cách cho HS, hoạt động phát triển VHNT gắn nhà trường với thực tiễn tạo nên một môi trường thuận lợi để CBQL, GV và HS phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm được giao giúp cho các lực lượng tham gia giáo dục hoàn thành được sứ mạng của mình.

Kết quả nghiên cứu lý luận có thể rút ra kết luận: Trong xã hội hiện đại hiện nay, vấn đề giáo dục nói chung và vấn đề phát triển VHNT là một nội dung quan trọng và cần thiết góp phần xây dựng hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi nhà trường, thương hiệu riêng của nhà trường.

111

Hoạt động phát triển VHNT đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Điều đó được thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết, các văn bản luật, văn bản pháp quy và qua các kênh thông tin truyền thông...

Trên cơ sở tường minh hóa những vấn đề về VHNT về phát triển VHNT, tác giả xây dựng được khung lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng và định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

1.2. Về cơ sở thực tiễn

Trên cơ sở lý luận, luận văn đã tiến hành thu thập số liệu để qua đó: Tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng VHNT và phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Xác định rõ kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của kết quả và hạn chế yếu kém đó. Qua đó cho thấy, hoạt động phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác này, các Trường THPT huyện Mỹ Tú còn bộc lộ hạn chế chậm khắc phục:

Trong quá trình phát triển VHNT, một số nội dung chưa được chú trọng thực hiện, hoặc đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao như: phong cách lãnh đạo, cảnh quan sư phạm, sứ mệnh tầm nhìn...

Những năm gần đây, ở một số trường xuất hiện một số biểu hiện thiếu lành mạnh, tiêu cực về VHNT.

Việc thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động phát triển VHNT còn một số hạn chế, nhất là trong công tác kiểm tra, đánh giá.

Về quản lý các nguồn lực, CBQL 4 Trường THPT huyện Mỹ Tú chưa làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực bên ngoài xã hội (chính quyền địa phương, CMHS, các tổ chức xã hội...) đối với hoạt động phát triển VHNT.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đề xuất 6 biện pháp phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, đó là:

112

1. Bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của VHNT.

2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển VHNT cho đội ngũ CBQL các Trường Trung học phổ thông huyện Mỹ Tú

3. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển VHNT. 4. Đẩy mạnh chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển VHNT.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT.

6. Tiếp tục hoàn thiện hoạt động phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường trong phát triển VHNT.

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp nêu trên. Kết quả khảo nghiệm đã phản ảnh được ý nghĩa về sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong luận văn.

2. KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 119 - 124)