9. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng đối với hoạt động phát triển văn hóa nhà trường
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN MỸ TÚ
2.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng đối với hoạt động phát triển văn hóa nhà trường ở các Trường Trung học phổ thông huyện Mỹ Tú trường ở các Trường Trung học phổ thông huyện Mỹ Tú
Hiệu trưởng có vai trò quyết định và chi phối sự phát triển của VHNT. Hiệu trưởng phải là người gương mẫu; Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với GV, CMHS, HS và cộng đồng; Hiệu trưởng chú ý đến nhu cầu của GV và nhu cầu của HS; Hiệu trưởng xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng đúng người, đúng việc; Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm; Khả năng biết lắng nghe của Hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau nơi làm việc.
Tuy nhiên, để biết rõ mức độ thực hiện vai trò của Hiệu trưởng đối với việc phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, tác giả tiến hành khảo sát CBQL, GV, CMHS và HS, yêu cầu các đối tượng này phản ánh về các vấn đề vừa nêu trên đây. Kết quả như sau:( Bảng 2.11 phụ lục 3)
Qua kết quả Bảng 2.11, các đối tượng phản ánh việc thực hiện vai trò của Hiệu trưởng đối với hoạt động phát triển VHNT ở mức Tốt (ĐTB chung 3.72).
58
Phản ánh của CBQL, GV và CMHS, vai trò “Hiệu trưởng phải là người gương mẫu” (ĐTB = 3.89, xếp hạng 1/6) được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt
nhất. Tiếp theo là các vai trò “Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại,
cùng tham gia, phân công trách nhiệm” (ĐTB = 3.77); “Khả năng biết lắng nghe của Hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau nơi làm việc” (ĐTB = 3.76); “Hiệu trưởng chú ý đến nhu cầu của GV và nhu cầu của HS” (ĐTB = 3.75); “Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với GV, CMHS, HS và cộng đồng” (ĐTB = 3.71); cuối cùng là vai trò “Hiệu trưởng xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng đúng người,
đúng việc” (ĐTB = 3.69).
Phản ánh của HS, nội dung “Hiệu trưởng phải là người gương mẫu” (ĐTB = 3.79, xếp hạng 1/6) được ghi nhận ở mức độ thực hiện tốt nhất. Tiếp theo là các vai trò “Khả năng biết lắng nghe của Hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi
mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau nơi làm việc” (ĐTB = 3.73); “Hiệu trưởng xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng đúng người, đúng việc” (ĐTB = 3.69); “Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với GV, cha mẹ HS, HS và cộng đồng” (ĐTB = 3.66); “Hiệu trưởng chú ý đến nhu cầu của GV và nhu cầu của HS” (ĐTB = 3.60); cuối cùng là vai trò “Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm” (ĐTB = 3.55,
xếp hạng 6/6).