Nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường cho độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 95 - 101)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường cho độ

đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Trung học phổ thông huyện Mỹ Tú trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Lập kế hoạch là khâu đầu tiên và rất quan trọng để hoạt động đạt được kết quả tốt nhất. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn chế của nhà trường trong công tác xây dựng VHNT, việc lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cho nhà trường và cá nhân tham gia chủ động trong vệc phân phối thời gian, địa điểm, nội dung, phương pháp, nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực để phục vụ cho hoạt động đã đề ra.

Lập kế hoạch sẽ vạch ra các công việc sẽ thực hiện trong khoảng thời gian trong tương lai theo một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Một trong những chức năng cơ bản của quản lý là lập kế hoạch,điều đó cho thấy lập kế hoạch là một mắc xích quan trọng trong quản lý.Lập kế hoạch nhằm định ra mục tiêu, chương trình, chiến lược mà quản lý cần đạt được. Tuy nhiên, trong thời gian qua năng lực lập kế hoạch của đội ngũ CBQL, đứng đầu là hiệu trưởng các Trường THPT huyện Mỹ Tú còn bộc lộ những hạn chế, nhất là trong hoạt động phát triển VHNT. Trên cơ sở đó, để hoạt động phát triển VHNT đạt kết quả tốt, hiệu quả cao, việc làm cần thiết và quan trọng là nâng cao năng lực lập kế hoạch cho đội ngũ CBQL nói chung và Hiệu trưởng các trường nói riêng.

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Giúp CBQL có một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú. Trên cơ sở đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức, từ đó đề ra biện pháp có hiệu quả hơn trong hoạt động phát triển VHNT trong thời gian tới.

84

Lập kế hoạch giúp định hướng và đưa các hoạt động phát triển VHNT vào tầm kiểm soát của nhà quản lý.

Giúp CBQL hoàn thiện kỹ năng, phương pháp biết cách lập kế hoạch trong hoạt động quản lý nhà trường nói chung và lập kế hoạch hoạt động phát triển VHNT nói riêng;

Định hướng, kiểm soát có hiệu quả cao các hoạt động phát triển VHNT. Hổ trợ nhà trường ứng phó với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, từ đó chỉ ra phương án, cách thức tốt nhất để phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phát triển VHNT đã đề ra.

Gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong nhà trường, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, bộ phận chủ động, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở những kế hoạch, nội dung, biện pháp cụ thể ban đầu đã đề ra.

Thường xuyên giúp đở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chức năng khác của hoạt động quản lý phát triển VHNT.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Lập kế hoạch phát triển VHNT xác định mục tiêu của kế hoạch nhằm đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường, căn cứ vào tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực văn hóa giao tiếp, ứng xử để thực hiện các ý tưởng trong nội dung phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài.

Lập được kế hoạch sẽ xác định được nội dung cần tiến hành, phương thức tiến hành cụ thể cho từng hoạt động, huy động được các nguồn lực tham gia vào công tác phát triển VHNT và dự kiến được kết quả đạt được.

Nâng cao năng lực lập kế hoạch thông qua việc không ngừng tự học tập, tự rèn luyện cho cán bộ quản lý.

CBQL cần nắm vững quy trình lập kế hoạch, để công tác lập kế hoạch đạt hiệu quả, như sau: Xác định mục tiêu, nội dung và chương trình phát triển VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường; Xác định các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng của nhà trường; Xác định: thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức; Lựa

85

chọn phương tiện, con đường, biện pháp thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển VHNT; Đảm bảo tính pháp lý và phổ biến kế hoạch phát triển VHNT.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Hàng năm CBQL xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý thông qua nhiều hình thức, nhất là hình thức tự học qua sách, báo, tài liệu, internet, học trực tuyến,... ;tổ chức các hội thảo chuyên đề, về lập kế hoạch nói chung và kế hoạch phát triển VHNT nói riêng; nắm vững, thực hiện tốt và hoàn chỉnh quy trình lập kế hoạch.Các bước lập kế hoạch như sau:

-Bước 1: Xác định các căn cứ pháp lý, thực trạng VHNT của trường.

Hiệu trưởng phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Ngành, để đảm bảo tính pháp quy của kế hoạch các cấp chính quyền (các văn bản chỉ thị nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn thực hiện các phong trào, yêu cầu nhiệm vụ của địa phương...), hiệu trưởng đánh giá thực trạng hoạt động phát triển VHNT của các trường trong những năm qua (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó), để đảm bảo tính thực tiễn của kế hoạch phát triển VHNT. Từ đó tiếp tục phát huy mặt làm được, đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại nhằm đạt được mục tiêu đề ra với kết quả cao nhất.

Có thể tranh thủ thu thập thêm ý kiến từ nhiều phía, như từ lãnh đạo cấp trên, GV, CMHS và HS...để đánh giá thực trạng phát triển VHNT được tiến hành một cách toàn diện, đầy đủ các nội dung, đảm bảo tính khách quan, sát thực tế.

- Bước 2: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Cần nghiên cứu và phân tích kỹ môi trường bên trong và bên ngoài để đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường cũng như các cơ hội và thách thức mà nhà trường phải đương đầu nhằm làm cho kế hoạch được khả thi hiệu quả.

Để phân tích môi trường , hiệu trưởng sử dụng phương pháp SWOT để phân tích. Từ việc phân tích SWOT, đánh giá các yếu tố:

+ Điểm mạnh: bao gồm các nguồn lực (nguồn lực con người, vật lực, tài lực...) và năng lực giá trị (niềm tin, thái độ, hành vi ứng xử...) mà nhà trường hiện

86

có và được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu phát triển VHNT.Đây là việc rất quan trọng giúp kế hoạch đạt hiệu quả cao.

+ Điểm yếu: Các trở ngại, khó khăn về nguồn lực ngăn cản việc thực hiện các mục tiêu.

+ Cơ hội: Các điều kiện ưu đãi, có lợi, thuận tiện, bên ngoài tạo thuận lợi cho nhà trường trong hoạt động phát triển VHNT.

+ Thách thức: là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực,gây mất ổn định, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động phát triển VHNT.

Từ những phân tích theo phương pháp SWOT sẽ cho CBQL một bức tranh toàn diện khách quan. Đây là căn cứ vững chắc, thuyết phục cho việc lập kế hoạch hoạt động phát triển VHNT các Trường THPT huyện Mỹ Tú.

-Bước 3: Xác định mục tiêu, nội dung và chương trình phát triển VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường.

Mục tiêu là trạng thái mong muốn của tương lai, mục tiêu có vai trò rất quan trọng. Do đó khi xác định các mục tiêu phát triển VHNT, CBQL – hiệu trưởng cần xác định:

+ Các mục tiêu chung:

Các mục tiêu chung phải đảm bảo tính pháp quy; bảo đảm hài hòa với tuyên bố về sứ mệnh, giá trị cốt lõi tầm nhìn, của nhà trường; các mục tiêu cần định hướng; hành động rõ ràng cần tập trung vào một vấn đề;.

Một số mục tiêu chung phát triển VHNT: Xây dựng bầu không khí dân chủ; Xây dựng một nhà trường lành mạnh; Xây dựng các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật chất...

+ Các mục tiêu cụ thể:

Các mục tiêu cụ thể được coi là số lượng các bước chuyển tiếp nhằm đạt được mục tiêu chung. Mục tiêu cụ thể cần bảo đảm đo được và có giới hạn thời gian rõ ràng.

-Bước 4: Lựa chọn biện pháp thực hiện, cách thức, con đường, phương tiện, các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển VHNT.

87

Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá cực kỳ khó khăn, dễ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hòa mình vào nền văn hóa đương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn chế và những mặt trái, tiêu cực cần thay đổi. Đánh giá văn hóa hiện tại là xác định những biểu hiện văn hóa tích cực và tiêu cực, từ đó phát huy hơn nữa những biểu hiện tích cực và hạn chế, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phi văn hóa. Để đánh giá chính xác văn hóa hiện tại, CBQL phải có biện pháp đánh giá phù hợp, tham khảo thêm sự đóng góp của tập thể.

Chương trình hành động cụ thể về phát triển VHNT phải xác định cụ thể công việc phải làm đến từng thành viên, từng bộ phận, tổ chức trong nhà trường để cải tiến và thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới.

Hiệu trưởng phải xác định ưu tiên trong kế hoạch hành động và chịu trách nhiệm phân bổ nguồn nhân lực. Trong từng hoạt động làm rõ các nội dung sau:

1) Tên hoạt động; 2) Mục tiêu;

3) Nội dung hoạt động, các bước, quy trình; 4) Khung thời gian thực hiện;

5) Người lãnh đạo, phụ trách; 6) Người thực hiện;

7) Kết quả dự kiến; 8) Điều kiện hoạt động;

9) Nguồn lực, kinh phí hoạt động.

-Bước 5: Đảm bảo tính pháp lý và phổ biến kế hoạch phát triển VHNT.

Ở bước này CBQL – Hiệu trưởng hoàn thành bản kế hoạch cụ thể, sau đó tổ chức cho các thành viên, các bộ phận, tổ chức trong nhà trường thảo luận đóng góp ý kiến. Tiếp theo, tiếp thu những ý kiến đóng góp phù hợp và tiến hành bổ sung điều chỉnh kế hoạch. Cuối cùng Hiệu trưởng hoàn thiện bản kế hoạch, tiến hành phê duyệt và phổ biến đến các thành viên và các bộ phận để thực hiện. Các hình thức phổ biến: trực tiếp, niêm yết công khai, gửi thư điện tử, tham gia nhóm mạng xã hội zalo,facebook để chia sẽ thông tin kế hoạch...

88

Tóm lại, kế hoạch là sản phẩm của hoạt động quản lý, là kết quả của quá trình tư duy. Xây dựng kế hoạch là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt mục tiêu đã định từ trước, đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khỏi môi trường. Kế hoạch là công cụ quan trọng của người hiệu trưởng. Nó thể hiện quản lý hoạt động có trình độ tổ chức cao, thay thế hoạt động manh mún, thiếu phối hợp, thất thường bằng hoạt động theo các quyết định đã được cân nhắc; thay thế quản lý ứng phó bằng quản lý theo mục tiêu.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản lý nhà trường phải nhận thức được mục tiêu, nhiệm vụ lập kế hoạch là cần thiết và quyết định đến hoạt động phát triển VHNT. Song song đó kế hoạch phải liên tục được quán triệt, cập nhật, phổ biến và hoàn thiện.

Sở GD&ĐT hàng năm xây dựng ban hành kế hoạch bồi dưỡng các chuyên đề về lập kế hoạch cho CBQL, nhất là hiệu trưởng các trường THPT.Thiết lập kênh thông tin ngược giúp quá trình xây dựng kế hoạch có thêm thông tin về từng hoạt động trong nhà trường. Huy động sự tham gia đóng góp trí tuệ của các thành viên trong việc đưa ra mục tiêu trong hoạt động phát triển VHNT.

Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi hiệu trưởng phải có kỹ năng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển VHNT. Đồng thời phải phân bổ nguồn kinh phí, nhân lực thích hợp cho việc thực hiện kế hoạch đã đề ra một cách có hiệu quả.

Có chương trình kế hoạch công tác rõ ràng của Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các bộ phận. Huy động sự tham gia của toàn thể các thành viên trong việc đưa ra mục tiêu và kế hoạch phát triển VHNT.

Kế hoạch phát triển VHNT phải hạn chế chạy theo thành tích đưa ra các chỉ tiêu vượt quá khả năng thực tế của nhà trường và phải được sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong nhà trường..

89

3.2.3. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường ở các Trường Trung học phổ thông huyện Mỹ Tú trong bối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 95 - 101)