9. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Đẩy mạnh chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa nhà
cảnh đổi mới giáo dục
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Khâu chỉ đạo thực hiện rất quan trọng trong các tổ chức nhằm đảm bảo cho công tác phát triển VHNT được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao. Đáp ứng với yêu cầu đặt ra và hạn chế đến mức thấp nhất những thiếu sót chưa chặt chẽ giữa các bộ phận tổ chức trong nhà trường trong quá trình triển khai việc phát triển VHNT.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Thực hiện quyền chỉ huy (giao việc) và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ cũng như tác động đến các thành viên khác phải đảm bảo phù hợp, thiết thực và cụ thể với khả năng và trình độ của các thành viên trong nhà trường.Thường xuyên đôn đốc, động viên và khích lệ các thành viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.Thường xuyên thực hiện giám sát và tiến hành sửa chữa. Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên được phân công, khi thấy có biểu hiện sai lệch, khó khăn, lúng túng thì giúp sửa chữa hoặc hỗ trợ, khắc phục. Tạo điều thuận lợi về mọi mặt giúp tất cả các thành viên hoàn thành việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thúc đẩy các hoạt động phát triển VHNT.
3.2.1.3. Cách tiến hành
Đầu tiên, dựa vào kế hoạch phát triển VHNT, Hiệu trưởng triệu tập các bộ phận, cá nhân liên quan để triển khai việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT.Bên cạnh đó,thường xuyên nắm bắt tình hình, đôn đốc các thành viên trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót trong quá trình phát triển VHNT.
Bước tiếp theo là thường xuyên đôn đốc, động viên và khích lệ các bộ phận, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nó có tác dụng như quá trình tạo động cơ làm việc, hứng thú làm việc. Một số biện pháp động viên, khích lệ cần thiết:Phải biết lắng nghe các thành viên, có như thế mới thấu hiểu, cảm thông, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện. Có như thế hiệu trưởng dễ nắm bắt tâm tư nguyện vọng, từ đó
94
động viên an ủi... giúp họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ.Chăm chút gởi đến các cá nhân những lời khen; luôn đặt niềm tin vào các bộ phận, cá nhân. Cuối cùng là hãy gởi đến họ những lời cảm ơn.
Bước thứ ba, tiến hành giám sát và sửa chữa trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao của cá bộ phận và cá nhân.Giám sát là quá trình hoạt động của hiệu trưởng nhằm theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi thấy có biểu hiện lúng túng, sai lệch thì giúp đỡ họ sửa chữa hoặc tạo điều kiện hỗ trợ các đối tượng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.Việc giám sát, sửa chữa của hiệu trưởng phải được tiến hành thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển VHNT ở các trường THPT. Có như thế mới hạn chế được những sai xót, phát huy hiệu quả công việc. Việc giám sát, hiệu trưởng có thể phân công cho các bộ phận và có báo cáo định kỳ cho hiệu trưởng.
Bước cuối cùng trong công tác chỉ đạo là tiến hành thúc đẩy các hoạt động phát triển. Nếu thực hiện tốt bước này sẽ góp phần tạo động lực làm việc cho các thành viên, bộ phận, năng suất công việc sẽ đạt hiệu quả cao. Do đó, đòi hỏi CBQL thường xuyên quan tâm, động viên ủng hộ về tinh thần, tạo sự gần gũi, quan tâm đến các thành viên và các bộ phận.
Bên cạnh đó, CBQL cũng phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các cá nhân, để có biện pháp đáp ứng kịp thời, tạo sự yên tâm, kích thích tinh thần, động lực của các thành viên trong nhà trường.
Để đạt được mục tiêu đề ra, hiệu trưởng phải tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cũng như các điều kiện hỗ trợ khác giúp các bộ phận, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Để có thể đưa ra các quyết định và lựa chọn đúng các phương pháp quản lý hiệu trưởng cần hiểu rõ con người trog tổ chức đây là nội dung hết sức quan trọng. Hiệu trưởng cần phải thu thập thông tin chính xác, biết phân tích, xử lý các nguồn thông tin và đưa ra các quyết định đúng đắn, sẽ mang lại hiệu quả công tác chỉ đạo và nâng cao uy tín, ngược lại sẽ làm giảm uy tín người lãnh đạo.
95
Các bộ phận và các GV, trong nhà trường phải có tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc việc hiện nhiệm vụ chung.Phải có chính sách khen thưởng, tuyên dương kịp thời những cá nhân, bộ phận có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển VHNT. Bên cạnh đó kiên quyết uốn nắn, thậm chí xử lý những trường hợp cá nhân không thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Ngoài ra, để làm tốt chức năng này người Hiệu trưởng cần phải những kỹ năng quản lý sau: Hiệu trưởng phải có kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định;Có kinh nghiệm, có ý chí, có khả năng thực hiện, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ người khác hoàn thành công việc;Biết lựa chọn việc nào làm trước, việc nào làm sau, biết định hướng, hỗ trợ và kiểm tra những việc ấy; biết giao tiếp với cấp dưới, biết làm cho người khác vừa tuân phục, vừa mến mộ mình;Có khả năng hiểu biết về người trực tiếp làm việc với mình.
Tóm lại, chỉ đạo là chức năng quản lý trong đó người quản lý phải thường xuyên tiếp xúc, làm việc và tác động trực tiếp đến người lao động giúp họ thực hiện kế hoạch đã đề ra đạt kết quả cao nhất.