9. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về
sinh về vai trò và ảnh hưởng của văn hóa nhà trường
2.3.1.1. Vai trò của văn hóa nhà trường
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS về vai trò của VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú
N=150 STT Vai trò VHNT Mức độ nhận thức ĐTB X ếp h ạ ng RQT QT Ít QT KQT SL % SL % SL % SL % 1 VHNT ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục học sinh theo hướng phát triển con người toàn diện
48 2 VHNT là nền tảng tinh thần, giúp CBQL, GV và HS xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy
76 50.7 43 28.7 8 5.3 23 15.3 3.15 2 3 VHNT tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường 69 46 48 32 14 9.3 19 12.7 3.11 3 4 Xây dựng thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗi cộng đồng dân cư mà nhà trường tọa lạc
71 47.3 39 26 19 12.7 21 14 3.07 4
Điểm trung bình chung 3.14
Qua bảng 2.4 trên đây cho thấy vai trò của VHNT được CBQL, GV và CMHS nhận thức ở mức quan trọng (ĐTB chung 3.14<3.26 – ĐTB quy ước). Trong các vai trò của VHNT, thì nội dung “VHNT ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục HS theo hướng phát triển con người toàn diện” được xếp ở mức cao
nhất (ĐTB = 3.22 xếp hạng 1/4). Tiếp theo lần lượt là các nội dung “Xây dựng
thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗi cộng đồng dân cư mà nhà trường tọa lạc” (ĐTB = 3.07); “VHNT tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường” (ĐTB = 3.11); và cuối cùng là
nội dung “VHNT là nền tảng tinh thần, giúp CBQL, đội ngũ GV và HS xây
dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy”
49
Biểu đồ 2.1.Nhận thức của CBQL, GV, CMHS về vai trò VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú
Qua biểu đồ 2.1 cho thấy tỉ lệ trung bình nhận thức về vai trò của VHNT được CBQL, GV và CMHS ở mức rất quan trọng là 49.5%, quan trọng là 28.2%, ít quan trọng là 8.8%, không quan trọng là 13.5%.
Từ phân tích kết quả khảo sát, VHNT có vai trò rất quan trọng, tác động đến tất cả các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV, nhất là CMHS nhận thức vai trò của VHNT ở mức Ít quan trọng và Không quan trọng. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo nhà trường, cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa trong hoạt động phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phát triển VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú.
50
Bảng 2.5. Nhận thức của HS về vai trò VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú
N=300 S TT Vai trò VHNT Mức độ nhận thức ĐTB X ếp h ạ ng RQT QT Ít QT KQT SL % SL % SL % SL % 1 VHNT ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục HS theo hướng phát triển con người toàn diện 135 45 27 9 75 25 63 21 2.78 1 2 VHNT là nền tảng tinh thần, giúp CBQL, đội ngũ GV và HS xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy 105 35 57 19 75 25 63 21 2.68 3 3 VHNT tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường 120 40 51 17 57 19 63 21 2.70 2 4 Xây dựng thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗi cộng đồng
dân cư mà nhà
trường tọa lạc
117 39 33 11 81 27 69 23 2.66 4
Điểm trung bình chung 2.71
Kết quả từ Bảng 2.5 cho thấy, nhận thức của HS về vai trò của VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú ở mức quan trọng (ĐTB chung 2.71<3.26 - ĐTB quy ước). Trong các vai trò VHNT, nội dung“VHNT ảnh hưởng tới chất lượng giáo
dục học sinh theo hướng phát triển con người toàn diện” được phản ánh ở mức
51
là: “VHNT là nền tảng tinh thần, giúp CBQL, đội ngũ GV và HS xây dựng các mối
quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy” (ĐTB = 2.68);
“Xây dựng thương hiệu nhà trường và góp phần kiến tạo môi trường văn hóa tại mỗi cộng đồng dân cư mà nhà trường tọa lạc” (ĐTB = 2.66< 3.26 – ĐTB quy ước)
và cuối cùng là nội dung “VHNT tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành
của nhà trường” (ĐTB là 2.7 < 3.26 – ĐTB quy ước).
Biểu đồ 2.2.Nhận thức HS về vai trò VHNT ở các Trường THPT huyện Mỹ Tú
Qua biểu đồ 2.2 cho thấy tỉ lệ trung bình nhận thức của HS về vai trò của VHNT ở mức rất quan trọng là 40%, ở mức quan trọng là 14%, ở mức ít quan trọng là 24%, ở mức không quan trọng là 22%.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát thực tế, phần lớn HS nhận thức về vai trò của VHNT ở mức quan trọng. Điều đó cho thấy các Trường THPT huyện Mỹ Tú rất quan tâm đến hoạt động phát triển VHNT và bước đầu phát huy được vai trò của VHNT, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức của HS.
52
2.3.2.2. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường
Qua kết quả ở bảng 2.6 ( Xem phụ lục 3 ) cho thấy, phần lớn CBQL, GV và CMHS cho rằng VHNT rất ảnh hưởng đến các thành viên cũng như các mối quan hệ bên trong và ngoài nhà trường. Điều này thể hiện ở ĐTB chung các nội dung là 3.48>3.26 – ĐTB quy ước), cụ thể:
- Ảnh hưởng của VHNT đối với HS, nội dung “VHNT tích cực tạo ra một môi
trường học tập thân thiện với HS” được phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.48 xếp
hạng 1/3). Tiếp theo là các nội dung “VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập
có lợi nhất cho HS” (ĐTB = 3.44); “VHNT góp phần hình thành nên phẩm chất, giá trị cho HS” (ĐTB = 3.42);
- Ảnh hưởng VHNT đối với GV, thì nội dung “VHNT tạo bầu không khí tin
cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập” được
phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.54); tiếp đến là nội dung “VHNT khuyến khích
mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau giữa các GV” (ĐTB = 3.71);
- Ảnh hưởng VHNT đối với CBQL nhà trường, thì nội dung “VHNT cũng quy
định các chuẩn mực đạo đức mà người CBQL cần thực hiện” (ĐTB = 3.43); tiếp
đến là các nội dung “VHNT tạo nên một môi trường thuận lợi để CBQL trực tiếp
quản lý và thực hiện quyết định quản lý của của cấp trên” (ĐTB = 3.53); “VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý của CBQL” (ĐTB = 3.52);
- Ảnh hưởng VHNT đối với quan hệ giữa GV và HS, thì nội dung “GV tôn trọng HS; hiểu biết, cảm thông với HS; GV, HS luôn ở trong bầu không khí hợp tác” được phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.57); tiếp đến là nội dung “trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa GV và HS là mối quan hệ hợp tác” (ĐTB = 3.52);
- Ảnh hưởng VHNT đối với mối quan hệ bên ngoài nhà trường, thì nội dung
“Tạo điều kiện thuận xây dựng các mối quan hệ bên ngoài nhà trường” được phản
ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.44); tiếp đến là nội dung “Kịp thời phát hiện các vấn
đề nảy sinh để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục ở khắp nơi trong cộng đồng dân cư” (ĐTB = 3.38);
53
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ đối tượng khảo sát nhận thức ở mức ảnh hưởng, nội dung “VHNT góp phần hình thành nên phẩm chất, giá trị cho
HS” nhận thức ở mức không ảnh hưởng chiếm đến 8.7%, thậm chí vẫn còn một vài
trường hợp nhận thức ở mức ít ảnh hưởng. Tương tự như vậy, về ảnh hưởng VHNT đến quan hệ giữa GV và HS thì nội dung “Trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa GV và HS là mối quan hệ hợp tác”, nhận thức ở
mức không ảnh hưởng chiếm đến 5.3% và nhận thức ở mức ít ảnh hưởng chiếm 10%. Điều này cho thấy rằng hoạt động phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Mỹ Tú còn có những hạn chế, tồn tại, chưa tạo được ảnh hưởng trong nhận thức của các thành viên trong và ngoài nhà trường.
Để tạo sự lan tỏa hơn nữa mức độ ảnh hưởng của VHNT đến mọi hoạt động chung, cũng như đến từng thành viên đòi hỏi nhà quản lý phải có những biện pháp tối ưu, góp phần phát triển VHNT một cách hiệu quả nhất.
Qua kết quả bảng 2.7 (xem phụ lục 3) ta thấy, cũng giống như CBQL, GV và CMHS, đa số HS đều cho rằng VHNT rất ảnh hưởng đến các thành viên cũng như các mối quan hệ bên trong và ngoài nhà trường (ĐTB chung 3.64>3.26 – ĐTB quy ước). Cụ thể:
Ảnh hưởng của VHNT đối với HS, nội dung “VHNT góp phần hình thành nên phẩm chất, giá trị cho HS” được HS phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.82),
tiếp đến là các nội dung “VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất
cho HS” (ĐTB = 3.71) và “VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập thân thiện với HS” (ĐTB = 3.69).
Ảnh hưởng VHNT đến GV thì nội dung “VHNT tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập” được phản
ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.60 ), tiếp đến là nội dung “VHNT khuyến khích mối
quan hệ hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau giữa các GV” (ĐTB = 3.55).
- Ảnh hưởng VHNT đối với CBQL nhà trường, thì nội dung “VHNT cũng quy
định các chuẩn mực đạo đức mà người CBQL cần thực hiện” được phản ánh ở mức
54
đánh giá hoạt động quản lý của CBQL” (ĐTB = 3.59); “VHNT tạo nên một môi trường thuận lợi để CBQL trực tiếp quản lý và thực hiện quyết định quản lý của của cấp trên” (ĐTB = 3.52).
- Ảnh hưởng VHNT đối với mối quan hệ giữa GV và HS, nội dung “GV tôn
trọng HS; hiểu biết, cảm thông với HS; GV, HS luôn ở trong bầu không khí hợp tác” được HS phản ánh ở mức cao nhất (ĐTB = 3.66>3.26 –ĐTB quy ước), tiếp
đến là nội dung “Trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ
giữa GV và HS là mối quan hệ hợp tác” (ĐTB =3.64).
- Ảnh hưởng VHNT đối với mối quan hệ bên ngoài nhà trường, thì nội dung
“Kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục ở khắp nơi trong cộng đồng dân cư” được phản ánh ở mức
cao nhất (ĐTB = 3.55); tiếp đến là nội dung “tạo điều kiện thuận xây dựng các mối
quan hệ bên ngoài nhà trường” (ĐTB = 3.51).
Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn HS cho rằng VHNT rất ảnh hưởng đến các thành viên cũng như các mối quan hệ bên trong và ngoài nhà trường, thì vẫn còn số ít HS phản ảnh nhận thức ở mức Ảnh hưởng, Ít ảnh hưởng và thậm chí là Không ảnh hưởng.