5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm tạo việc làm của Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc cho thanh niên các
huyện miền núi
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trình độ học vấn của thanh niên miền núi đã được nâng lên nhờ khả năng ham học hỏi, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Tuy nhiên, thanh niên miền núi Vĩnh Phúc cũng còn một số hạn chế như sự đơn giản trong suy nghĩ, tuy chịu khó nhưng vẫn lệ thuộc nhiều vào những tập tục và tác phong lao động chậm đổi mới. Tính năng động, sáng tạo hạn chế. Điều này là những cản trở không nhỏ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, làm chủ và vươn lên làm giàu. Không ít thanh niên đến tuổi lao động đều di chuyển đến các địa phương khác làm việc.
Theo số liệu thống kê, hiện nay số lượng thanh niên miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc đi làm ăn xa khoảng trên 38.000 người, chiếm gần 35% thanh niên của các huyện miền núi, lao động đi làm tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam và Hà Nội. Sở dĩ lao động có xu hướng rời quê hương đi làm việc vì nhanh chóng muốn có một
công việc với mức thu nhập cao hơn. Ở các trung tâm và khu công nghiệp, điều kiện tuyển dụng lao động phổ thông khá dễ dàng. Trong khi đó ở địa phương, do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các ngành nghề đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nhu cầu về lao động chưa cao, do vậy tại địa phương chưa thể giải quyết được nhu cầu về việc làm của thanh niên, vì vậy xu thế đi làm ăn xa của thanh niên miền núi hiện nay gần như là một xu thế tất yếu để giải quyết những bức xúc trước mắt về việc làm của thanh niên.
Trước tình hình đó, trong những năm qua Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã có những giải pháp nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn, giúp thanh niên nói chung đặc biệt là thanh niên các dân tộc miền núi nói riêng trong đào tạo nghề, vay vốn phát triển kinh tế vươn lên làm giàu tại địa phương. Đặc biệt, thông qua việc chỉ đạo các đơn vị thành lập các mô hình Câu lạc bộ “Thanh niên phát triển kinh tế” bước đầu đã phát huy hiệu quả, nhiều thanh niên không những đã thoát nghèo mà đã vươn lên làm giàu ngay tại địa phương, từng những nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong phát triển kinh tế ở các huyện bước hạn chế tình trạng thanh niên đi làm ăn xa. Nhiều thanh niên đã trở thành những ông chủ trẻ, nhiều mô hình hoạt động đã có sức cuốn hút thanh niên - cầu nối đồng hành với tuổi trẻ trên con đường lập thân, lập nghiệp, tiêu biểu như: mô hình trang trại chăn nuôi gà thả vườn và trồng mía của anh Đỗ Nhật Minh tại xã Tề Lễ, huyện Yên Lạc cho thu nhập hằng năm trên 200 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động thường xuyên và trên 20 lao động thời vụ với thu nhập 3.000.000đ/tháng; Mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày của anh Ngô Tuấn Anh ở xã Ngọc Liên huyện Yên Lạc đem lại thu nhập hàng năm trên 600 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, vấn đề việc làm cho thanh niên các dân tộc miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua mặc dù đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị xã hội, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên, tình trạng thất nghiệp cũng như thanh niên rời quê hương đi làm ăn xa vẫn còn phổ biến. Đây là một vấn đề xã hội cấp bách, cần có cơ chế, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Nếu không có cơ
hội để được đào tạo nghề, có việc làm ổn định, tạo lập cuộc sống cho bản thân, gia đình và tham gia đóng góp cho xã hội thì sẽ nảy sinh tâm trạng thất vọng, chán nản, là nguyên nhân tiềm ẩn có thể ây ra những bất ổn xã hội.