5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Hạn chế của vai trò tổ chức Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế trên
địa bàn huyện Bảo Yên
a. Đánh giá của Đoàn viên về vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên
Hiện nay, phong trào Đoàn ngoài các phong trào truyền thống còn có những phong trào mới để thu hút được đoàn viên thanh niên tham gia. Theo đánh giá chung của đoàn viên thanh niên thì các hoạt động đoàn hiện nay còn chưa gắn nhiều với tâm tư, nguyện vọng nhu cầu của thanh niên (chiếm gần 60% đoàn viên thanh viên) và nội dung còn khô khan, thiếu hấn dẫn cũng chiếm tỷ lệ rất lớn (Bảng 3.20). Tỷ lệ đoàn viên đánh giá các phong trào đoàn có cải tiến và thu hút đoàn viên thanh niên tham gia chiếm 30,69% tổng số đoàn viên.
Bảng 3.20: Ý kiến đánh giá của Đoàn viên về vai trò của các tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay tại huyện Bảo Yên
ĐVT: %
Diễn giải Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Tính chung
Chưa gắn với tâm tư, nguyện
vọng nhu cầu của thanh niên 35,48 77,78 43,75 59,41
Nội dung còn khô khan, thiếu
hấp dẫn 25,81 57,41 43,75 45,54
Có cải tiến, thiết thực, thu hút
Đoàn viên, thanh niên 48,39 16,67 43,75 30,69
Khác 0,00 0,00 6,25 0,99
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2019)
Theo như các đoàn viên nhận xét thì các phong trào đoàn huyện nay chủ yếu là máy móc, áp dụng và tiếp nhận các phong trào từ trên xuống không có sự sáng tạo hay linh hoạt áp dụng theo hoàn cảnh thực tế ở địa phương.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác Đoàn và phong trào thanh niên của huyện Bảo Yên vẫn còn bộc lộ những tồn tại yếu kém. Đây là những vẫn đề cần được nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách khách quan để tìm biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Đó là:
Chất lượng chính trị của người Đoàn viên chưa cao. Biểu hiện cụ thể là một bộ phận khá lớn đoàn viên thanh niên chưa thiết tha, gắn bó với tổ chức Đoàn, còn có tình trạng tham gia hoạt động Đoàn chủ yếu là "để cho vui", chưa xác định được động cơ, mục đích, lý tưởng, không quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội trong và ngoài nước, có biểu hiện nhận thức mơ hồ về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của Đoàn mặc dù có sự đổi mới song chưa đủ sức lôi kéo thanh niên đến với tổ chức, chưa đủ sức làm chuyển hoá tư tưởng đoàn viên thanh niên. Các hoạt động tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, không đáp ứng được nhu cầu, tâm lý của thanh niên nên hiệu quả chưa cao.
b. Đánh giá của Đoàn viên về mức độ tham gia các hoạt động Đoàn
Bảng 3.21: Ý kiến đánh giá của Đoàn viên về mức độ tham gia các hoạt động Đoàn của đoàn viên
ĐVT: %
Diễn giải Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Tính chung
Rất thường xuyên 6,45 18,52 12,50 13,86
Thường xuyên 12,90 16,67 31,25 17,82
Thỉnh thoảng 80,65 64,81 56,25 68,32
Chưa bao giờ 0,00 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)
Tỷ lệ đoàn viên thỉnh thoảng mới tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm gần 70% tổng số đoàn viên); tỷ lệ đoàn viên tham gia thường xuyên và rất thường xuyên là nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là các phong trào đoàn chưa thiết thực và gắn với tâm tự nguyện vọng của đoàn viên; các hoạt động đoàn còn khô khan, áp dụng máy móc. Cùng với đó là đoàn viên chưa thoát ra được vòng xoáy kinh tế nên thời gian dành cho các hoạt động đoàn còn ít. Không những vậy, kinh phí hoạt động đoàn chủ yếu là do đóng góp của đoàn viên.
Chất lượng tổ chức Đoàn có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa đồng đều mặc dù không còn thôn xóm trắng tổ chức Đoàn, song nguy cơ tái trắng rất có thể sẽ diễn ra khi một tỷ lệ không nhỏ chi đoàn ở địa bàn dân cư có dưới 10 đoàn viên. Mặc dù tỷ lệ tập hợp đoàn viên thanh niên so với mức bình quân
chung của tỉnh là cao (58%), nhưng dễ nhận thấy một nửa trong số đó là học sinh trung học phổ thông, do đó tỷ lệ tập hợp thanh niên ở các cơ sở Đoàn khối xã, thị trấn là thấp. Mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên được mở rộng nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Phần lớn các cơ sở Đoàn khối xã, thị trấn chưa tập hợp được nam nữ thanh niên đã xây dựng gia đình, thanh niên trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
Các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ được triển khai nhiều, song chất lượng, hiệu quả chưa cao, rất nhiều hoạt động nặng tính hình thức. Trong điều kiện bối cảnh mới, điều mà người đoàn viên thanh niên cần hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nguồn vốn để phát triển sản xuất thì tổ chức Đoàn lại chưa đủ khả năng đáp ứng.
c. Đánh giá của đoàn viên về hạn chế của các hoạt động Đoàn
Bảng 3.22: Ý kiến đánh giá của đoàn viên về hạn chế của các hoạt động Đoàn
ĐVT: %
Diễn giải Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Tính chung
Thời gian tổ chức hoạt động không
hợp lý 64,52 35,19 56,25 47,52
Nội dung nhàm chán 25,81 11,11 56,25 22,77
Hình thức không lôi cuốn 16,13 74,07 18,75 47,52
Khác 0,00 0,00 18,75 2,97
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2019)
Do đặc điểm của huyện, đoàn viên chủ yếu là người lao động tự do. Do vậy, các hoạt động của đoàn cần được tổ chức hợp lý để đoàn viên thanh niên có thời gian tham gia và phải lôi cuốn được đoàn viên tham gia. Lý do mà các hoạt động đoàn ở huyện Bảo Yên chưa thu hút được đoàn viên tham gia, chưa đạt hiệu quả, chưa được đoàn viên đánh giá cao chủ yếu là thời gian tổ chức chưa phù hợp và các hình thức hoạt động không lôi cuốn. Công tác chỉ đạo của bộ máy lãnh đạo Đoàn còn dàn trải, chồng chéo, nhiều nhiệm vụ chưa được triển khai đồng thời trong khi điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ chưa đảm bảo. Trong lãnh đạo, do dàn trải nên còn thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn. Có nhiều việc được triển khai từ Đoàn cấp trên còn mang nặng tính hành chính. Quy chế hoạt động của Tổ chức Đoàn ở nhiều cơ sở chưa được thực hiện nghiêm chỉnh.
d. Đánh giá của Đoàn viên về công tác chỉ đạo của bí thư cơ sở Đoàn
Đánh giá của đoàn viên về công tác lãnh chỉ đạo của bí thư các cơ sở Đoàn là khá tốt. Bí thư là những đoàn viên ưu tú được đoàn viên bầu lên trong các nhiệm kỳ của đoàn thanh niên. Tuy vậy, trong cả nhiệm kỳ hoạt động của mình đôi lúc bí thư các cơ sở đoàn còn hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân một phần là năng lực của các bí thư cơ sở đoàn, bên cạnh đó còn là bí thư đoàn còn kiêm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ, công việc khác. Nếu không được sự hỗ trợ, nhiệt tình từ các đoàn viên khác trong Ban chấp hành, các chi đoàn thôn, xóm thì rất khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bảng 3.23: Ý kiến đánh giá của Đoàn viên về công tác lãnh chỉ đạo của bí thư cơ sở Đoàn
ĐVT: %
Diễn giải Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Tính chung
Nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong tổ chức
các hoạt động Đoàn 58,06 57,41 56,25 57,43
Huy động được đông đảo đoàn viên tham gia
các hoạt động của chi đoàn 35,48 55,56 81,25 53,47
Chưa nhiệt tình, sáng tạo trong triển khai các
nhiệm vụ công tác Đoàn 9,68 35,19 6,25 22,77
Không có khả năng vận động, tập hợp thanh
niên tham gia các hoạt động tập trung 0,00 1,85 18,75 3,96
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)
Công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng cán bộ mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và còn nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu về trình độ và năng lực công tác, nhiều cán bộ khả năng hoạt động thực tiễn kém, chưa nắm được các phương pháp vận động quần chúng, thiếu chủ động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở đơn vị mình, chưa phát huy được chức năng tham mưu cho cấp uỷ Đảng để có những chủ trương biện pháp đủ mạnh để giải quyết những tồn tại, vướng mắc ở cơ sở.