Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng, chất lượng các cơ sở, chi đoàn, đoàn viên của huyện Bảo Yên giai đoạn 2017 – 2019. Chỉ tiêu này xem xét sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong tổ chức Đoàn thanh niên của huyện Bảo Yên. Sự thay đổi này sẽ cho biết thực trạng tổ chức Đoàn thanh niên huyện Bảo Yên. Trình độ chuyên môn của thanh niên huyện Bảo Yên tham gia vào việc phát triển kinh tế địa phương: Chỉ tiêu này xem xét về trình độ từ chưa được đào tạo, được đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn bậc đại học, đào tạo sau đại học.

- Các chỉ tiêu về nội dung hoạt động:

+ Tỷ lệ nhận biết của đoàn viên về các nội dung hoạt động của đoàn cơ sở + Chỉ tiêu về kỹ năng thái độ phương pháp làm việc của cán bộ đoàn trogn thực hiện các nội dung hoạt động đoàn.

- Sự tham gia của các tổ chức Đoàn thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyên Bảo Yên: như số lượng, số lượt ngừi tham gia xây dựng các mô hình kinh tế; Số lượng đoàn viên tham gia nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; Số lượng đoàn viên tham giá vào hoạt động hướng nghiệp tại địa phương. Chỉ tiêu này sẽ đánh giá thực trang vai trò của Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Bảo Yên trong phát triển kinh tế địa phương.

- Chỉ tiêu nhóm ngành thu hút thanh niên tham gia phát triển kinh tế: Phân chia nhóm ngành thu hút lao động là thanh niên, sắp xếp theo lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn.

Thước đo của các chỉ tiêu chủ yếu dựa trên con số tuyệt đối và có quy đổi theo tỷ lệ % để thấy được cơ cấu.

Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH

LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Bảo Yên

Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phía đông của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 75 km, cách Hà Nội 263 km. Có diện tích tự nhiên 818,34 km2, kéo dài từ 2205’ đến 22030’vĩ độ bắc, từ 104o15’ đến 104037’ kinh đông. Độ cao trung bình của huyện từ 300 đến 400m so với mực nước biển. Điểm cao nhất là 1.120m trên dãy núi Con Voi (xã Long Khánh), điểm thấp nhất là 50m, độ dốc bình quân toàn huyện từ 30 - 350. Huyện Bảo Yên có phía Đông Nam giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang phía Tây Nam giáp huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và Bắc Hà - tỉnh Lào Cai và phía Tây bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai.

Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi lớn là Con Voi và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn, sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (xưa gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy khá lớn. Sông Chảy (còn gọi là sông Trôi) chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, là thượng nguồn chính của thuỷ điện Thác Bà, có nhiều thác gềnh ở phía bắc. Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện chiều dài 50 km.

Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc - Nam; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy dọc qua 02 xã Bảo Hà, Kim Sơn; Quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông - Tây kết nối với trục đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Vị trí địa lý của huyện đã tao thuận lợi cho giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Trung Du miền Núi phía Bắc.

Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện

là 21,50C. Tháng nóng nhất là 39,40C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 3,70C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện.

3.1.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên

a. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế * Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 đạt 1.039 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp; tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản chiếm 41%, trồng trọt giảm từ 60% xuống còn 59%. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao, áp dụng ngày càng phổ biến. Tích cực chỉ đạo tái cơ cấu ngành, tập trung chỉ đạo sản xuất 5 cây trồng, 3 vật nuôi chủ lực và 01 cây trồng tiềm năng của huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa rõ nét: cây trồng (Vùng Quế 20.050 ha, chè 756 ha, hồng không hạt 190 ha, dâu tằm 200 ha, cây sả 210 ha, chanh leo 30 ha), vật nuôi (đàn trâu trên 19.000 con, gà đồi trên 600.000 con; vịt bầu Nghĩa Đô trên 80.000 con). Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị ha canh tác năm 2019 đạt 75 triệu đồng.

Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường. Sản phẩm chăn nuôi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện, bước đầu hình thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung theo phương thức trang trại và đã có sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài huyện.

Lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng bền vững, trong giai đoạn 2017 - 2019 trồng được 6.695 ha rừng , trong đó diện tích cây quế trồng mới được trên 6.000 ha, nâng tổng số diện tích trồng quế lên trên 13.000 ha; diện tích rừng được quản lý bảo vệ tốt và từng bước được đầu tư phát triển tăng dần về giá trị và chất lượng. Các vùng nguyên liệu được quy hoạch phát triển ngày càng tăng. Tỷ lệ tán che phủ rừng năm 2019 đạt 59,5%, đạt 100,84% cao hơn 3,5% so với trung bình cả tỉnh.

* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được quan tâm, các cơ sở sản xuất đều tăng cả về số lượng, quy mô và cơ cấu sản phẩm. Trong năm 2019, duy trì hoạt động của 621 cơ sở tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp 8, với 1.779 lao động với thu nhập bình quân từ 3 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt 124,1 tỷ đồng.

* Ngành thương mại và du lịch:

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, hàng hóa phong phú, giá cả ổn định; hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường được lưu thông với chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các dịch vụ khác như vận tải hàng hóa, vận tải hành khách đều tăng, dịch vụ tín dụng ngân hàng, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông, hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ nhà hàng ăn uống, lưu trú cơ bản được duy trì. Công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng kèm chất lượng, kiểm tra vệ sinh ATTP được tăng cường, trong năm 2019 đã tiến hành kiểm tra 250 lượt, vụ; phát hiện và xử lý vi phạm 58 vụ, giám

06 vụ so với cùng kỳ, thu nộp ngân sách nhà nước 89,195 triệu đồng.

Về du lịch: trong năm 2019, lượng khách du lịch đến với Bảo Yên ước khoảng ước khoảng 1,236 triệu lượt khách; du khách đến với Bảo Yên chủ yếu là tham quan, du lịch tâm linh, trải nghiệm du lịch cộng đồng tại một số xã trên địa bàn huyện. Doanh thu từ du lịch ước đạt 370 tỷ đồng, trong đó thu từ Đền Bảo Hà đạt 44,721 tỷ đồng.

b. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng được lãnh đạo huyện Bảo Yên quan tâm và gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn. UBND huyện đã triển khai lập các quy hoạch xây dựng đô thị quan trọng như quy hoạch chung đô thị Phố Ràng, quy hoạch chi tiết trụ sở hành chính mới của huyện Bảo Yên, quy hoạch chi tiết trung tâm xã Bảo Hà, quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết di tích Đền Bảo Hà…Tập trung thực hiện quy hoạch thị trấn Phố Ràng là trung tâm hành chính, thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của

huyện, mở rộng diện tích về phía Đông và phía Tây Nam của thị trấn Phố Ràng thuộc một phần địa phận xã Xuân Thượng và xã Yên Sơn huyện Bảo Yên để hội tụ đủ tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025. Tiếp tục rà soát các tiêu chí còn thiếu, còn yếu và đề xuất phương hướng triển khai thực hiện để xã Bảo Hà là trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch tâm linh của khu vực đạt tiêu chí đô thị loại V vào năm 2020. Các công trình trọng tâm như xây dựng trụ sở khu hành chính mới của huyện, phát triển các khu dân cư tập trung tại khu vực Phố Ràng, Bảo Hà, chỉnh trang 10,82 km đường nội thị đảm bảo mỹ quan đô thị, các tuyến chính có đầy đủ vỉa hè, rãnh thoát nước, trồng cây xanh; Nâng cấp công suất nhà máy nước Phố Ràng, Bảo Hà đảm bảo cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt. Xây dựng hệ thống trạm biến áp 110 kv đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện sinh hoạt của Nhân dân.

Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Toàn huyện có 11/16 xã (374,7 km) có đường giao thông nông thôn được bê tông hóa; hơn 60 km kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và cơ sở vật chất văn hóa ngày càng được nâng cao, 100% số thôn, bản có điện lưới quốc gia.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị được cải thiện, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đạt 100%. Hệ thống cây xanh được duy trì và trồng mới, hệ thống điện chiếu sáng đô thị được đầu tư, xây dựng. Hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng được nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu…

3.1.3. Về dân số và các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội của huyện

a. Dân số, dân tộc

Dân số huyện Bảo Yên năm 2019 là 85.564 người (tính đến 31/12/2019), trong đó: thành thị 9.470 người, nông thôn 76.094 người. Mật độ dân số bình quân: 105người/km2, cư trú tại 17 xã và 1 thị trấn; chia thành 3 khu vực: các xã ven sông Hồng gồm Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn; các xã ven sông Chảy gồm Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, thị trấn Phố Ràng, Lương sơn, Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến, Xuân Hòa; các xã vùng thượng huyện gồm Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên.

Thành phần dân tộc: theo tổng điều tra Dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2009, toàn huyện có 15 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng 31,8%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 26,25%, dân tộc Dao chiếm khoảng 22,44% dân tộc Mông chiếm 14,3 %, còn lại là các dân tộc khác (Nùng, Giáy, Sa phó, Phù Lá,...).

b. Lao động

Tính đến 31/12/2019, số người trong độ tuổi lao động: 46.359 người chiếm 54,18% dân số. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 43.821 người, chiếm 51,21% dân số.

c. Giáo dục

Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của huyện Bảo Yên ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học được chú trọng; số lượng học sinh giỏi và đạt giải trong các kỳ thi đều tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn huyện đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình trường học gắn với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Phổ cập giáo dục tiếp tục được củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng: toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 3; phố cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và mức độ 3; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; Tỷ lệ học sinh học lên trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên, học nghề đạt 87%. Công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được đẩy mạnh, có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 đạt 93%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường bổ sung về số lượng, chuẩn hóa về chất lượng, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn trở lên. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo được đổi mới tích cực, đạt hiệu quả, phát huy vai trò của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường - xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ, chất lượng giáo dục được nâng cao là cơ sở để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của huyện. Công tác quy hoạch, rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, sáp nhập 18 trường có quy mô nhỏ, phù hợp với tình hình thực tế địa

phương thành 09 trường. Cơ sở vật chất các nhà trường được quan tâm đầu tư, xây dựng theo hướng kiên cố hóa bằng nhiều nguồn lực, số phòng học kiên cố và bán kiến cố đạt 97%. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được đẩy mạnh, toàn huyện có 45/75 trường công lập đạt chuẩn, đạt 120% . Các trường phổ thông dân tộc bán trú, mô hình trường phổ thông có học sinh bán trú tiếp tục được củng cố và mở rộng đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

Tổ chức Hội khuyến học và phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích bồi dưỡng tài năng trẻ, phát huy truyền thống hiếu học. Triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng hiếu học” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

d. Y tế

Mạng lưới y tế phát triển từ huyện đến thôn bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư. Trong những năm vừa qua đã cải tạo nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, xây mới 10 trạm y tế xã, 100% các xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 99%. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đạt nhiều kết quả, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 16,5%.. Số bác sỹ trên 01 vạn dân đạt 4,2; số giường bệnh trên 01 vạn dân đạt 19,2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2019 là 1,25% bảo đảm duy trì mức sinh thay thế.

e. Văn hóa, thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w