5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tổ chức, động viên thanh niên tham gia làm kinh tế
Hai yếu tố tác động đến sự tham gia của thanh niên vào phát triển kinh tế - xã hội là sức khỏe và khả năng tài chính. Thực tế hiện nay, các hoạt động phong trào luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình của thanh niên như hoạt động trồng rừng, xây dựng công trình nông thôn mới. Trong khi đó, các hoạt động phát triển kinh tế như áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình ít nhận được sự tham gia của thanh niên. Nguyên nhân của tình trạng trên là đối với các hoạt động xã hội chủ yếu huy động sự tham gia về ngày công trong khi các hoạt động phát triển kinh tế ngoài đòi hỏi về trình độ cần có vốn sản xuất. Bên cạnh đó, phong
tục tập quán canh tác, trong khi đó thanh niên chủ yếu chỉ sinh sống của với gia đình, cộng đồng do vậy một số nơi còn nặng nề về tập quán canh tác.
Hiện nay, mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân những năm gần đây đã phát triển và giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất cũng như các nhu cầu vốn của thanh niên. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu các món vay của nhiều thanh niên chưa cao do họ chưa định hình được hướng phát triển sản xuất của bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, việc vay vốn đòi hỏi tài sản thế chấp và trả lãi cao cũng là một trong những rào cản lớn đối với nhu cầu vay vốn của thanh niên.
Thông qua việc phát động phong trào "thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh" gọi tắt là phong trào "Bốn mới'' đã được triển khai rộng khắp với 4 nội dung: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, mô hình mới và thị trường mới; phong trào đã được đông đảo các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên ủng hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xu thế làm giàu chính đáng của thanh niên ngày càng phát triển, phong trào "thanh niên thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”
và phong trào ”bốn mới” đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi của thanh niên nông thôn; số lượng doanh nghiệp trẻ nhỏ và vừa, hợp tác xã thanh niên, các trang trại quy mô 10 ha trở lên ngày một tăng; các ngành nghề phát triển kinh tế ngày càng đa dạng hơn, tập trung vào các lĩnh vực mới như: môi trường, trồng cây gió bầu để ướp trầm hương, nuôi bò sữa, bò lai sind, đà điểu, hươu, ba ba gai, nhím,... ; các mô hình phát triển theo xu hướng ngày càng mạnh mẽ, đa dạng ngành nghề, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, có sự liên kết ”bốn nhà”, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, giúp thanh niên yên tâm tại địa phương, làm giàu chính đáng trên quê hương, hỗ trợ thanh niên địa phương tìm kiếm việc làm. Kết quả hoạt động ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật của thanh niên thể hiện qua bảng 3.6.
Qua nghiên cứu cho ta thấy, số lượng đoàn viên thanh niên thanh niên tham gia chuyển giao khoa học kỹ thuật do tổ chức Đoàn thanh niên tổ chức và phối hợp tổ chức ngày một tăng lên. Đặc biệt là năm 2019 tổ chức triển khai các hoạt động
tại các xã, bản đặc biệt khó khăn của huyện, các cấp bộ Đoàn đã tích cực chủ động tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp, các đơn vị kết nghĩa xây dựng nhiều mô hình khuyến nông, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia gắn với các công trình chào mừng Đại hội Đoàn các cấp.
Bảng 3.5: Hoạt động của các tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên trong tham gia xây dựng các mô hình kinh tế
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (lần) TN tham gia (lượt người) Số lượng (lần) TN tham gia (lượt người) Số lượng (lần) TN tham gia (lượt người) Tổ chức chuyển giao KHKT 13 938 14 1.020 19 1.358
Tham gia trình diễn mô
hình áp dụng KHKT 7 515 8 560 11 742
CLB khuyến nông do
thanh niên đảm nhiệm 14 902 15 980 19 1.262
Trang trại thanh niên
quy mô 10ha trở lên 2 19 2 21 3 27
Tổng cộng 36 2.375 39 2.581 51 3.390
(Nguồn: Huyện Đoàn Bảo Yên, 2017-2019)
Kết quả khảo sát về sự tham gia của thanh niên vào hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho thấy, hiện nay thanh niên tham gia vào các hoạt động trên là khá cao. Đặc biệt thanh niên vùng 1 với những lợi thế gần trung tâm xã, trình độ khá cao thường nhanh nhạy trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tỷ lệ thanh niên áp dụng tiến bộ kỹ thuật chiếm 30%.
Hoạt động xây dựng các mô hình trình diễn trong các chương trình, dự án cũng đã được chính quyền địa phương coi trọng, phát triển nhằm tạo tiền đề cho thanh niên có thể tự tham quan, học tập phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên thực tế các mô hình chưa thực sự thu hút sự tham gia của thanh niên, tỷ lệ thanh niên tham gia các mô hình chỉ chiếm dưới 20%. Nguyên nhân của tình trạng trên là thanh niên vẫn quen với tập quán canh tác cũ, tâm lý ngại và chưa tin tưởng vào thành công của các mô hình mới.
Qua khảo sát nhận thấy hiện nay thanh niên có xu hướng tham gia vào việc phát triển các trang trại, đặc biệt là ở vùng 3. Đối với khu vực này thanh niên mạnh
dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình đầu tư củ Nhà nước, chương trình phát triển chăn nuôi đại gia súc của Huyện, chương trình phát triển trang trại của huyện Bảo Yên để đầu tư chuồng trại phát triển các trang trại chăn nuôi trâu, bò.
Bên cạnh đó, các trang trại cây ăn quả cũng được thanh niên chú trọng phát triển coi đây là tiền đề để ổn định cuộc sống.
Bảng 3.6: Sự tham gia của các cơ sở Đoàn Thanh niên trong việc tham gia xây dựng các mô hình kinh tế tại địa phương
Chỉ tiêu khảo sát
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Số ý
kiến Tỷ lệ(%) Số ýkiến Tỷ lệ(%) kiếnSố ý Tỷ lệ(%)
Tham gia chuyển giao KHKT 9 30,0 6 20,0 4 13,3
Tham gia áp dụng mô hình trình diễn 4 13,3% 5 16,7 5 16,7
Tham gia câu lạc bộ khuyến nông 6 20,0% 4 13,3 2 6,7
Tham gia phát triển trang trại 2 6,7 5 16,7 7 23,3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2019)
Từ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất đã giúp nâng cao thu nhập cho hộ dân. Thu nhập chính của hộ gia đình các xã đặc biệt khăn rất thấp, trên cơ sở số liệu điều tra các hộ dân và phân tích bảng hỏi, cho thấy bình quân mỗi hộ thanh niên có thu nhập khoảng 8 triệu đồng. Hộ thu nhập cao nhất khoảng 150 triệu đồng/năm, nguồn thu nhập chủ yếu từ lương công chức và phát triển kinh tế trang trại.
Qua khảo sát cho thấy, thu nhập chính của thanh niên ở các vùng khó khăn chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp trồng lúa, ngô, sắn (57%), trong khi đó chăn nuôi chưa phát triển, bởi muốn phát triển ngành nghề này cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước vì chi phí đầu tư lớn. Đối với các lĩnh vực khác chậm phát triển, thậm chí nhiều năm liền không tăng.