5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội của huyện Bảo Yên
a. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế * Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 đạt 1.039 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp; tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản chiếm 41%, trồng trọt giảm từ 60% xuống còn 59%. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao, áp dụng ngày càng phổ biến. Tích cực chỉ đạo tái cơ cấu ngành, tập trung chỉ đạo sản xuất 5 cây trồng, 3 vật nuôi chủ lực và 01 cây trồng tiềm năng của huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa rõ nét: cây trồng (Vùng Quế 20.050 ha, chè 756 ha, hồng không hạt 190 ha, dâu tằm 200 ha, cây sả 210 ha, chanh leo 30 ha), vật nuôi (đàn trâu trên 19.000 con, gà đồi trên 600.000 con; vịt bầu Nghĩa Đô trên 80.000 con). Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị ha canh tác năm 2019 đạt 75 triệu đồng.
Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường. Sản phẩm chăn nuôi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện, bước đầu hình thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung theo phương thức trang trại và đã có sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài huyện.
Lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng bền vững, trong giai đoạn 2017 - 2019 trồng được 6.695 ha rừng , trong đó diện tích cây quế trồng mới được trên 6.000 ha, nâng tổng số diện tích trồng quế lên trên 13.000 ha; diện tích rừng được quản lý bảo vệ tốt và từng bước được đầu tư phát triển tăng dần về giá trị và chất lượng. Các vùng nguyên liệu được quy hoạch phát triển ngày càng tăng. Tỷ lệ tán che phủ rừng năm 2019 đạt 59,5%, đạt 100,84% cao hơn 3,5% so với trung bình cả tỉnh.
* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được quan tâm, các cơ sở sản xuất đều tăng cả về số lượng, quy mô và cơ cấu sản phẩm. Trong năm 2019, duy trì hoạt động của 621 cơ sở tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp 8, với 1.779 lao động với thu nhập bình quân từ 3 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt 124,1 tỷ đồng.
* Ngành thương mại và du lịch:
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển, hàng hóa phong phú, giá cả ổn định; hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường được lưu thông với chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các dịch vụ khác như vận tải hàng hóa, vận tải hành khách đều tăng, dịch vụ tín dụng ngân hàng, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông, hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ nhà hàng ăn uống, lưu trú cơ bản được duy trì. Công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng kèm chất lượng, kiểm tra vệ sinh ATTP được tăng cường, trong năm 2019 đã tiến hành kiểm tra 250 lượt, vụ; phát hiện và xử lý vi phạm 58 vụ, giám
06 vụ so với cùng kỳ, thu nộp ngân sách nhà nước 89,195 triệu đồng.
Về du lịch: trong năm 2019, lượng khách du lịch đến với Bảo Yên ước khoảng ước khoảng 1,236 triệu lượt khách; du khách đến với Bảo Yên chủ yếu là tham quan, du lịch tâm linh, trải nghiệm du lịch cộng đồng tại một số xã trên địa bàn huyện. Doanh thu từ du lịch ước đạt 370 tỷ đồng, trong đó thu từ Đền Bảo Hà đạt 44,721 tỷ đồng.
b. Thực trạng cơ sở hạ tầng
Công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng được lãnh đạo huyện Bảo Yên quan tâm và gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn. UBND huyện đã triển khai lập các quy hoạch xây dựng đô thị quan trọng như quy hoạch chung đô thị Phố Ràng, quy hoạch chi tiết trụ sở hành chính mới của huyện Bảo Yên, quy hoạch chi tiết trung tâm xã Bảo Hà, quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết di tích Đền Bảo Hà…Tập trung thực hiện quy hoạch thị trấn Phố Ràng là trung tâm hành chính, thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của
huyện, mở rộng diện tích về phía Đông và phía Tây Nam của thị trấn Phố Ràng thuộc một phần địa phận xã Xuân Thượng và xã Yên Sơn huyện Bảo Yên để hội tụ đủ tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025. Tiếp tục rà soát các tiêu chí còn thiếu, còn yếu và đề xuất phương hướng triển khai thực hiện để xã Bảo Hà là trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch tâm linh của khu vực đạt tiêu chí đô thị loại V vào năm 2020. Các công trình trọng tâm như xây dựng trụ sở khu hành chính mới của huyện, phát triển các khu dân cư tập trung tại khu vực Phố Ràng, Bảo Hà, chỉnh trang 10,82 km đường nội thị đảm bảo mỹ quan đô thị, các tuyến chính có đầy đủ vỉa hè, rãnh thoát nước, trồng cây xanh; Nâng cấp công suất nhà máy nước Phố Ràng, Bảo Hà đảm bảo cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt. Xây dựng hệ thống trạm biến áp 110 kv đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện sinh hoạt của Nhân dân.
Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Toàn huyện có 11/16 xã (374,7 km) có đường giao thông nông thôn được bê tông hóa; hơn 60 km kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và cơ sở vật chất văn hóa ngày càng được nâng cao, 100% số thôn, bản có điện lưới quốc gia.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị được cải thiện, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đạt 100%. Hệ thống cây xanh được duy trì và trồng mới, hệ thống điện chiếu sáng đô thị được đầu tư, xây dựng. Hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng được nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu…