5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: Điều kiện tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ví trí địa lý của huyện Bảo Yên: là cửa ngõ phía đông của tỉnh Lào Cai, có ranh giới hành chính giáp với các tỉnh Hà Giang, Yên Bái. Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc - Nam; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy dọc qua 02 xã Bảo Hà, Kim Sơn; Quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông - Tây kết nối với trục đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Vị trí địa lý của huyện đã tạo thuận lợi cho giao thương kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Trung Du miền Núi phía Bắc.
Địa hình và đất: Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp, các bồn địa tương đối bằng phẳng tạo ra các cánh đồng rộng lớn. phần lớn đất đai Bảo Yên là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca, Thích hợp trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, cây nguyên liệu như quế và cây ăn quả Rừng; diện tích che phủ của rừng là 56%, Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là; Rừng nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản quý hiếm; Rừng giữa có thể khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng hộ; Rừng cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, thích hợp phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu và chăn thả gia súc.
Sông ngòi: sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng chảy qua 3 xã Cam cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy khá lớn. Sông
Chảy chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện chiều dài 50 km. Cung cấp nguồn nước cho sản xuất.
Khí hậu: Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Tác động của con người đến điều kiện tự nhiên thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo điều kiện tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, điều kiện tự nhiên của huyện trong thời gian qua cũng tác động đến sự phát triển KT- XH của huyện thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT- XH trên địa bàn.