Học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn và khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 54 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn và khoa học kỹ thuật

Vấn đề nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp cho thanh niên nhằm từng bước thực hiện “tri thức hóa” đội ngũ thanh niên, xây dựng đội ngũ thanh niên có đủ trình độ, năng lực và bản lĩnh là nhiệm vụ quan trọng của các địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới. Nắm bắt chủ trương đó, trong

những năm qua huyện Bảo Yên đã thực hiện việc nâng cao trình độ cho thanh niên được lồng ghép trong các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn. Hoạt động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đã nhận được sự tham gia của thanh niên, kết quả được phản ảnh trong bảng 3.8.

Bảng 3.7: Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ

Chỉ tiêu

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 SL

(người) Tỷ lệ(%) (người)SL Tỷ lệ(%) (người)SL Tỷ lệ(%)

1. Tham gia tập huấn, đào tạo 4 13,3 8 26,7 10 33,3

- Trồng trọt 2 6,7 3 10,0 4 13,3

- Chăn nuôi 2 6,7 3 10,0 4 13,3

- Trồng rừng - - - -

- Tạo nghề mới - - 2 6,7 2 6,7

2. Bồi dưỡng chuyên môn 14 46,7 11 36,7 9 30,0

- Trồng trọt 9 30,0 7 23,3 6 20,0

- Chăn nuôi 5 16,7 3 10,0 3 10,0

- Trồng rừng - - 1 3,3 - -

3. Các hoạt động khuyến nông 15 50,0 18 60,0 22 73,3

- Trồng trọt 6 20,0 9 30,0 12 40,0

- Chăn nuôi 8 26,7 7 23,3 8 26,7

- Trồng rừng 1 3,3 2 6,7 2 6,7

(Nguồn: Tổng hợp sô liệu điều tra, năm 2019)

Đối với hoạt động tập huấn: Tỷ lệ thanh niên tham gia các khóa tập huấn không nhiều và ở các vùng cũng có sự khác nhau. Thực tế trong những năm qua các cấp chính quyền có sự quan tâm đầu tư cho vùng 3 - vùng đặc biệt khó khăn, do đó tỷ lệ thanh niên được tham gia tập huấn nhiều hơn so với thanh niên ở vùng 1 và vùng 2.

Một thực tế nữa đó là hiện nay hoạt động tập huấn vẫn tập trung chủ yếu vào hai hoạt động kinh tế truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi, trong khi hoạt động đào tạo hướng vào các ngành nghề mới, phát triển nghề truyền thống không nhiều. Đây là một trong những bất cập và cũng là khó khăn đối với chính quyền địa phương.

Đa phần các chính sách đã đi vào đời sống thanh niên, và góp phần làm thay đổi trình độ thanh niên. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía thanh niên. Đặc biệt chương

người khảo sát đánh giá rất tốt về chương trình này và 56,67% đánh giá chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những chương trình đang mang lại sự hiệu quả trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở địa phương.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy hoạt động khuyến nông ở địa phương thực hiện tương đối hiệu quả, thanh niên tham gia trên 60% tổng số thanh niên được khảo sát. Có được thành công này là do hiện nay ở các xã khó khăn công tác khuyến nông thôn, bản với sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, hoạt động của khuyến nông gắn liền với các hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày của người dân do vậy được thanh niên và người dân rất quan tâm. Đặc biệt đối với bản khó khăn đều có 2 khuyến nông viên thôn bản.

Chương trình khuyến nông cũng là chương trình đang được triển khai thành công trên địa bàn. Ngoài việc góp phần nâng cao trình độ sản xuất của thanh niên, chương trình khuyến nông cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi thông qua các mô hình trình diễn. Có 63,33% số người khảo sát cho rằng chương trình khuyến nông đang được triển khai thực hiện tốt trên địa bàn.

Bảng 3.8: Đánh giá tác động của hoạt động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh niên của các tổ chức cơ sở Đoàn

Diễn giải

Đào tạo nghề của địa phương

Các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Các chương trình khuyến nông ở

huyện Số ý kiến Tỷ lệ(%) Số ý kiến Tỷ lệ(%) Số ýkiến Tỷ lệ(%)

- Rất tốt 3 10.00 8 26.67 5 16.67

- Tốt 12 40.00 17 56.67 19 63.33

-Bình thường 9 30.00 5 16.67 6 20.00

- Chưa tốt 6 20.00 0 - 0 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)

Bên cạnh những chính sách đã được triển khai thực hiện tốt, thì một số chính sách lại chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Chương trình đào tạo nghề đang được triển khai tương đối chậm trên địa bàn. Một thực tế là hiện nay vấn đề đào tạo nghề đang gặp rất nhiều khó khăn như kinh phí đào tạo thiếu, cơ sở vật chất còn lạc hậu, thiếu giáo viên có kinh nghiệm,. do đó trong thời gian tới để việc đào tạo nghề thực

sự mang lại hiệu quả chính quyền địa phương cần phải có chính sách phát triển đồng bộ đối với vấn đề này.

Đánh giá về khả năng thích ứng các hoạt động nâng cao trình độ mà thanh nhiên tham gia cho thấy, sau khi thanh niên tham gia các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn nghiịp vụ họ có áp dụng vào phát triển sản xuất, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng không cao.

Bảng 3.9: Đánh giá về khả năng ứng dụng của các hoạt động nâng cao trình độ của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên

ĐVT: %

Chỉ tiêu Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 1. Tập huấn, đào tạo

- Trồng trọt 50 50 50 - Chăn nuôi 50 25 20 - Trồng rừng - - - - Tạo nghề mới - 15 2. Chuyên môn - Trồng trọt 75 65 50 - Chăn nuôi 55 40 25 - Trồng rừng - 100 -

3. Các hoạt động khuyến nông

- Trồng trọt 75 60 45

- Chăn nuôi 75 55 45

- Trồng rừng 90 90 90

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)

Đối với hoạt động tập huấn, khảo sát những thanh niên tham gia cho thấy tỷ lệ áp dụng kiến thức được tập huấn dưới 50%. Kiến thức được thanh niên áp dụng là những kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Hoạt động khuyến nông nhận được sự áp dụng nhiều hơn, đặc biệt là về kỹ thuật trồng trọt. Theo đánh giá của thanh niên hoạt động khuyến nông thường sát với nhu cầu của người sản xuất. Bên cạnh đó, thanh niên được nâng cao trình độ theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc” nên dễ áp dụng vào thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w