5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Tham gia định hướng nghề nghiệp, tư vấn và giải quyết việc làm
Việc lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, mang nặng từ tưởng trồng chờ, ỷ lại là một trong những yếu tố hạn chế rất lớn đến sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Do đó để thu hút sự tham gia của
thanh niên vào các hoạt đông cần phải mất một khoảng thời gian dài trong công tác tuyên truyền, vận động.
Kết quả khảo sát về năng lực phát triển kinh tế xã hội của thanh niên cho thấy, hiện nay khả năng tự tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên rất yếu. Hầu hết thanh niên có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chủ trương hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, các hỗ trợ từ chương trình 30a.
Bảng 3.10: Ý thức tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên
ĐVT:%
Diễn giải Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
- Tự tạo tạo dựng việc làm 23,33 10,00 6,67
- Nhờ người thân xin việc 36,67 20,00 13,33
- Vay vốn phát triển sản xuất 13,33 3,33 3,33
- Nhận hỗ trợ từ xóa đói giảm nghèo 33,33 40.00 80,00
- Nhận hỗ trợ từ chương trình 30a 43,33 33,33 53,33
(Nguồn: Tổng hợp từ sô liệu điều tra, năm 2019)
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thanh niên tự tạo dựng việc làm tương đối ít, thấp nhất là vùng 3 với 6,67% thanh niên tự mình tìm kiếm việc làm. Một bộ phận thanh niên hiện nay do không có khả năng tự tìm kiếm việc làm nên nhờ người thân xin việc. Tuy nhiên tỷ lệ này không nhiều.
Hiện nay, tỷ lệ thanh niên trông chờ vào các nguồn hỗ trợ từ chương trình 30a, chương trình xóa đói giảm nghèo chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt như vùng 3 tỷ lệ thanh niên trông chờ vào nguồn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chiếm đến 80% tổng số thanh niên. Vì hầu hết các nguồn vốn hỗ trợ đều phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày của nhân dân và nhân dân chỉ hưởng thụ, nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để, khoa học thì sẽ tạo động lực kìm chế sự phát triển.
Các tổ chức Đoàn đã gắn các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề với việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tư vấn nghề nghiệp gắn với cung - cầu của thị trường lao động, đã từng bước hướng đến đối tượng thanh niên nông thôn. Hiện nay, việc tư vấn giới thiệu việc làm của Đoàn mới chỉ mang tính liên kết với các Trung tâm Giới thiệu việc làm của Liên đoàn Lao động và Trung tâm Giới thiệu
việc làm của Sở Lao động thương binh & xã hội và một số đơn vị, doanh nghiệp có chức năng ở tỉnh; hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm cấp huyện và văn phòng tư vấn giới thiệu việc làm cấp xã, phường đã có quy hoạch song chưa có ngân sách để đầu tư.
Bảng 3.11: Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào hoạt động hướng nghiệp tại địa phương
Chỉ tiêu
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 SL
(người) Tỷ lệ(%) (người)SL Tỷ lệ(%) (người)SL Tỷ lệ(%)
Được tư vấn học nghề 21 70,0 20 66,7 19 63,3
Tham gia học nghề 7 23,3 3 10,0 2 6,7
Tư vấn việc làm 24 80,0 19 63,3 18 60,0
Tư vấn ứng dụng khoa học công
nghệ vào SX 14 46,7 10 33,3 7 23,3
Vay vốn phát triển sản xuất 8 26,7 4 13,3 4 13,3
Được tư vấn học nghề 21 70,0 20 66,7 19 63,3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019)
Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động tư vấn học nghề và đào tạo nghề đang được chính quyền địa phương rất coi trọng. Thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường đã được tư vấn hướng nghề. Điều này được thể hiện là khoảng 65% thanh niên khảo sát đã từng được tham gia tư vấn nghề, trong đó vùng 1 tỷ lệ này chiếm 70%.
Việc được tham gia tư vấn nghề giúp cho thanh niên có định hướng học nghề tương đối rõ ràng. Kết quả cho thấy vùng 1 tỷ lệ thanh niên tham gia học nghề chiếm 23,3% tổng số thanh niên tham gia khảo sát.
Qua nghiên cứu và phân tích, cho thấy một thực trạng đáng báo động, đó là tỷ lệ thanh niên thất nghiệp có chiều hướng gia tăng. Thanh niên là lao động chính trong gia đình, thời gian chủ yếu vào mùa vụ thu hoạch, còn lại thời gian nông nhàn thì không tìm kiếm được việc làm; một bộ phận thanh niên ngại đi làm ăn xa, xa quê hương, gia đình, do vậy xuất hiện tư tưởng chông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thực tế tình trạng thất nghiệp của thanh niên ở các xã đặc biệt khó khăn cũng thay đổi không đáng kể mặc dù đã tham gia tư vấn hướng nghiệp và đào tạo nghề. Tỷ lệ thanh niên có việc làm sau khi được tư vấn chỉ thay đổi khoảng 2%.
Mặt khác, qua phiếu hỏi các hộ thanh niên cho thấy, tỷ lệ thanh niên thiếu có việc làm thường xuyên hiên nay chỉ chiếm 21,1%, còn lại 69,9% thiếu việc làm quanh năm. Thanh niên có việc làm chủ yếu tập trung vào việc làm nương do đó thu nhập của họ không cao.
Một trong những vấn đề quan trọng giúp thanh niên phát triển sản xuất là vốn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thanh niên được vay vốn phát triển sản xuất tương đối ít chỉ chiếm khoảng 5% tổng số tham gia khảo sát. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là hiện nay thanh niên chưa xác định được hướng phát triển sản xuất phù hợp, do đó việc vay vồn phát triển sản xuất là không cần thiết.
Bảng 3.12: Tình hình việc làm của thanh niên sau khi tham gia vào hoạt động tư vấn hướng nghiệp của các tổ chức cơ sở Đoàn
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Trước khi tham gia tư
vấn
Sau khi tham gia tư
vấn Trước khi tham gia tư vấn Sau khi tham gia tư vấn Trước khi tham gia tư vấn Sau khi tham gia tư vấn 1. Tình trạng việc làm - Có việc làm 13,36 16,88 10,58 13,36 10,02 12,66 - Thất nghiệp 49,76 40,88 39,39 32,36 37,32 30,66 - Thiếu việc làm 16,88 22,24 13,36 17,61 12,66 16,68
2. Nghề nghiệp chính của lao động
- Làm nương 64,00 52,00 50,67 41,17 48,00 39,00
- Làm thuê 5,60 11,20 4,43 8,87 4,20 8,40
- Nghề khác 10,40 16,80 8,23 13,30 7,80 12,60
3. Vay vốn phát triển sản xuất
- Trồng trọt 56,00 40,00 44,33 31,67 42,00 30,00
- Chăn nuôi 16,00 20,00 12,67 15,83 12,00 15,00
- Trồng rừng 4,00 5,60 3,17 4,43 3,00 4,20
- Phát triển nghề mới 4,00 14,40 3,17 11,40 3,00 10,80
Với chức năng là tổ chức đại diện cho quyền lợi hợp pháp và chính đáng của thanh niên, trong những năm qua tổ chức Đoàn từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực tìm kiếm nhiều biện pháp hỗ trợ, tạo cơ hội để thanh niên tìm kiếm, tự tạo việc làm và tăng thu nhập. Thông qua nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn quản lý và tỉnh quản lý đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn cơ sở xây dựng dự án, trình phê duyệt, cho thanh niên vay trên 1,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của tỉnh, Đoàn thanh niên được tỉnh bổ sung 1 tỷ đồng cho thanh niên vay vốn xây dựng mô hình kinh tế tiêu biểu. Hầu hết các dự án được triển khai trong lĩnh vực dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo vườn tạp,... nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tạo thêm việc làm mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, tổ chức Đoàn cấp tỉnh, huyện, xã trên cơ sở văn bản thỏa thuận giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã ký các văn bản thỏa thuận ủy thác bán phần cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hiện nay, toàn Huyện đã thành lập được 85 tổ tiết kiệm và vay vốn do tổ chức Đoàn quản lý, với trên 1.200 hộ, dư nợ 34 tỷ đồng, chủ yếu tập trung trên các nguồn vốn như: Vốn cho vay hộ nghèo, vốn vay sản xuất kinh