5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Các nguyên nhân
a. Các nguyên nhân khách quan
- Bối cảnh kinh tế thị trường: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó với những yếu tố như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, cơ hội phát triển tác động đến nhiều thành phần trong xã hội, trong đó thanh niên được xem như một đối tượng bị chi phối nhiều do đặc điểm tâm lý ham thích và dễ tiếp thu cái mới, dễ bị kích động, dễ tổn thương, nhân cách chưa được hoàn thiện, chưa nhận rõ được chân giá trị cũng như ý nghĩa đích thực của cuộc sống ...Người thanh niên luôn đặt câu hỏi: Khi tham gia hoạt động trong tổ chức Đoàn thì được cái gì, mà "cái gì" đó phải cụ thể, hiện hữu, nếu tổ chức Đoàn không giải đáp được câu hỏi đó thì khó có thể tập hợp đựơc thanh niên.
Hiện nay, xã hội có rất nhiều cám dỗ và tệ nạn tác động đến với đoàn viên thanh niên. Nếu không được giáo dục rõ ràng, tư tưởng lệch lạc thì đoàn viên rất dễ xa vào các tệ nạn khi mà các hoạt động lành mạnh của đoàn không thu hút được đoàn viên thanh niên tham gia. Các tệ nạn tác động lớn đến đoàn viên thanh niên như: các tác động tiêu cực từ internet; cờ bạc, cá độ, ma túy, đua xe, uống rượu bia và quậy phá, mại dâm,...
- Cán bộ Đoàn: có nơi trong bố trí nhân sự cán bộ lãnh đạo Đoàn của tổ chức Đảng chưa đúng, chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. mặt khác nhận thức của các cấp uỷ Đảng cơ sở về công tác thanh niên trong thời kỳ mới còn chưa đồng bộ và kịp thời, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên chậm được thể chế, chuyển biến chưa mạnh, nhất là trong hành động. Do nhận thức chưa đúng cho nên chưa tạo điều kiện thuận lợi về con người, về cơ sở vật chất để tổ chức Đoàn hoạt động cũng như chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ Đoàn.
b. Các nguyên nhân chủ quan
Một là, trình độ năng lực của cán bộ Đoàn còn hạn chế, khả năng tổ chức hoạt động yếu, chậm thích nghi với cơ chế mới, nhiều nội dung phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan chưa chặt chẽ dẫn đến sự lúng túng trong quá trình định hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chức mình. Công tác chỉ đạo của tổ chức Đoàn thiếu thường xuyên, chưa nhạy bén, chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu và
nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Tổ chức Đoàn các cấp chưa chủ động trong việc khai thác các điều kiện phục vụ cho hoạt động nhất là vật chất. Còn một bộ phận cán bộ cơ sở chưa chưa chuyên tâm, chưa nhiệt tình, có ý thức trông chờ, ỷ lại, ngại xuống cơ sở, ngại va chạm trong đấu tranh phê bình và tự phê bình, thậm chí còn chưa gương mẫu trong công việc cũng như trong phong cách, lối sống, chưa trở thành tấm gương sáng cho đoàn viên thanh niên noi theo.
Trình độ học vấn của đoàn viên cũng quyết định một phần đến sự hiểu biết, tiếp thu các thông tin và các hoạt động của tổ chức đoàn. Số năm đi học của nhóm đoàn viên đang công tác ở xã, trường (công chức, viên chức) cao hơn so với các nhóm khác, nhóm đoàn viên là nông dân có số năm đi học thấp nhất, nhưng sự chênh lệch này không quá lớn. Về trình độ chuyên môn của đoàn viên thì số đoàn viên là công chức, viên chức và làm hợp đồng có tỷ lệ đã qua đào tạo là lớn nhất (khoảng 65%); còn đoàn viên là nông dân chưa qua đào tạo là thấp nhất (chiếm hơn 9%). Một số ngành nghề là đoàn viên đã qua đào tạo như giáo viên, kế toán, cơ khí, hàn xì,... Về vị trí đang nắm giữ của đoàn viên ở các cơ sở đoàn thì tỷ lệ đoàn viên được điều tra trong ban chấp hành đoàn cũng chiếm tỷ lệ cao (chiếm 33,66%), trong đó cao nhất là nhóm đoàn viên công chức (chiếm 45,15%) và nhóm tham gia các công việc khác (chiếm 43,75%); nhóm đoàn viên là nông dân là nhóm có ít đoàn viên trong ban chấp hành đoàn nhất (chiếm 24,07%). Với các vị trí công tác khác nhau, trình độ học vấn, chuyên môn khác sau thì sự tiếp cận và tham gia các hoạt động đoàn, đánh giá kết quả các hoạt động cùa cơ sở đoàn cũng khác nhau vì khi công tác ở các vị trí, đảm nhận các công tác khác nhau sẽ tham gia các hoạt động với các mức độ khác nhau.
Hai là, Ý thức đoàn viên: Các cán bộ Đoàn phải nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, chương trình công tác của Đoàn cấp trên, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của địa phương để cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện thực tế. Phải bám sát sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tham mưu đúng, trúng và kịp thời cho Đảng về các công việc của Đoàn. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ngành để tạo môi trường thuận lợi và nguồn lực cho hoạt động của Đoàn.
Đoàn phải khơi dậy trong đội ngũ cán bộ, đoàn viên lòng nhiệt tình, năng động sáng tạo, suy nghĩ tìm tòi những hình thức hoạt động mới phù hợp tâm lý, nguyện vọng của thanh niên. Trong công tác cán bộ cần chọn những cán bộ trưởng thành từ chính phong trào của thanh niên, đồng thời tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động của Đoàn. Trong chỉ đạo phải xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể, quan tâm đến mô hình, điển hình, có chỉ đaọ trên từng lĩnh vực, thường xuyên phát hiện nhân tố mới, tiến hành sơ tổng kết biểu dương, động viên kịp thời.
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN,
TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2020 -2025