Về bảo tồn và gìn giữ hệ thống tháp Chă mở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 99 - 108)

7. Bố cục của đề tài

3.2.3. Về bảo tồn và gìn giữ hệ thống tháp Chă mở Ninh Thuận

Những năm qua, Ninh Thuận đã nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của địa phương. Thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, từ năm 1981 đến nay, các tháp Chăm ở Ninh Thuận đã được nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và trùng tu nhiều đợt qua nhiều năm. Các công trình phụ trợ, khuôn viên của các tháp Chăm được xây dựng, tôn tạo khang trang. Các tháp

100 Chăm hiện đang là một trong những điểm đến quan trọng về các khía cạnh tâm linh, lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc hấp dẫn du khách thập phương khi tới Ninh Thuận.

Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, các di tích sau khi được trùng tu, tôn tạo đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tham quan, du lịch và giáo dục truyền thống rất tích cực. Ninh Thuận đang tập trung xây dựng đề án bảo tồn, tôn tạo và chống xuống cấp hệ thống các di tích tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018 – 2025 với tổng kinh phí dự trù gần 25 tỷ đồng; trong đó ưu tiên nguồn kinh phí trùng tu, tôn tạo các hạng mục của di tích có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng78.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, Phó trưởng Phòng Quản lý Di sản Văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho hay79: “Trong thời gian tới, ngành văn hóa tỉnh tiếp tục tăng cường phối hợp các cơ quan khoa học, bảo tàng tập trung đẩy mạnh công tác khảo sát điền dã, sưu tập, lập hồ sơ khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đồng thời, tỉnh thường xuyên tổ chức trưng bày các di vật gắn với di tích và trưng bày chuyên đề văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh để giới thiệu rộng rãi tới công chúng và du khách.”

Tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Các đơn vị chuyên môn đẩy mạnh nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền về giá trị các di sản văn hóa bằng những hình thức phù hợp, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của các tầng lớp nhân dân và phát triển du lịch của địa phương.

78 Thông tấn xã Việt Nam, (2018), “Ninh thuận nổ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa”.

https://dantocmiennui.vn/ninh-thuan-no-luc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa/167102.html [truy cập ngày 30/10/2020, lúc 8:44]

79Thông tấn xã Việt Nam, (2018), “Ninh thuận nổ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa”.

https://dantocmiennui.vn/ninh-thuan-no-luc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa/167102.html [truy cập ngày 30/10/2020, lúc 8:44]

101

KẾT LUẬN

Như vậy, nền văn minh Ần Độ đã có một thời đại hoàng kim rực rỡ ở khắp khu vực Đông Nam Á và để lại nhiều di sản nghệ thuật có giá trị vĩnh hằng. Văn hóa Ấn Độ du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên trên cơ sở giao thương và được người dân Chăm Pa kế thừa một cách tự nguyện, có chọn lọc, đồng thời sáng tạo ra những nét văn hóa độc đáo của riêng mình. Nền văn hóa Chăm Pa ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Ấn Độ, từ nhân sinh quan đến ý thức hệ, đến tập tục và quan niệm về cuộc sống vĩnh hằng. Chính điều đó đã góp phần tạo nên dấu ấn làm phong phú kho tàng văn hóa Việt Nam mà cho đến tận ngày nay, những công trình nghệ thuật của họ trở thành vô giá và vẫn tiếp tục được gìn giữ qua bao thử thách nghiệt ngã của thời gian. Dù bây giờ vương quốc Chăm Pa đã không còn tồn tại, nhưng những giá trị đặc sắc của văn minh Chăm Pa vẫn còn được bảo tồn và được hậu thế Chăm Pa lưu truyền ngàn đời.

Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa dễ nhận diện nhất là nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc ở các đền tháp cổ Chăm Pa khắp miền Trung Việt Nam, trong đó phải kể đến những ngôi bảo tháp sừng sững trăm năm tuổi còn sót lại ở Ninh Thuận. Có thể nhận thấy, hầu hết các công trình kiến trúc Chăm đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử Chăm Pa, vương triều nào khi lên nắm quyền đều cho xây dựng hoặc trùng tu công trình tôn giáo để chứng tỏ sức mạnh, nhưng quan trọng hơn cả vẫn nhằm vào mục đích tạ ơn thần linh, qua việc dâng lễ vật cúng cho đền tháp vì đã phù trợ sức mạnh và chiến thắng cho vương triều. Kiến trúc của những ngôi tháp này là sản phẩm kế thừa từ tư duy nghệ thuật của người Ấn Độ, về cách thức xây dựng đến chất liệu, hình khối, họa tiết đến ý nghĩa tượng trưng. Song, nét đặc sắc của đền tháp Chăm Pa là dù ảnh hưởng kiến trúc Ấn giáo nhưng vẫn có những nét độc đáo riêng, tạo nên dấu ấn đặc biệt của bản sắc văn hóa Chăm. Như các phong cách nghệ thuật truyền thống của Ấn Độ, vật liệu cơ bản để xây dựng kiến trúc tháp Chăm là gạch và đá được làm từ đất nung đỏ. Người Chăm Pa là bậc thầy về kỹ thuật chế tác gạch, qua bao thế kỷ những công trình ấy vẫn còn sừng sững, hiên ngang và giữ nguyên giá trị ban đầu của nó. Trên tổng thể thân tháp bằng gạch nung đỏ, những thợ

102 điêu khắc Chăm Pa đã cho chạm trỗ hoa văn, những con vật linh thiêng hay những hình ảnh mô tả lại cuộc sống thường ngày của họ. Nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa đã đạt đến đỉnh cao của sự tỉ mỉ, tinh tế và chân thật đến từng đường nét. Qua đó góp phần khắc họa thế giới quan của họ đối với vũ trụ, với cuộc sống và với con người.

Tháp Chăm Pa thường có cấu trúc 3 tầng, trong đó tầng trên cùng, là tầng tháp cao nhất tượng trưng cho nơi cư ngụ của đấng thần linh, thường là nơi tôn thờ các vị thần thánh hoặc cá vị vua của triều đại. Hình thể của tháp được mô phỏng theo dạng những ngọn núi trong huyền thoại Ấn Độ, mang ý nghĩa linh thiêng và tôn sung. Chính vì thế có thể nhận thấy đền tháp có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Chăm Pa. Đối với họ, đó không chỉ là nơi cư ngụ của thần linh, mà còn là trung gian kết nối người dân với các vị thần, là nơi tổ chức những buổi tế lễ, cầu chúc cho mùa màng bội thu, công việc thuận lợi. Ngoài ra đó còn là niềm tin của họ về sự sinh sôi nảy nở, phát triển không ngừng của dân tộc. Chính vì thế qua bao giai đoạn biến động của lịch sử, những ngôi tháp Chăm vẫn còn sừng sững và bảo tồn, tiếp biến và mang trong mình giá trị vĩnh hằng!...

103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I- TÀI LIỆU SÁCH

[1] Phan Quốc Anh (2005), Ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ đối với Chăm Pa, Văn hóa nghệ thuật Ninh Thuận.

[2] Huỳnh Diệp Trâm Anh, Phạm Xuân Hậu (2018), Văn hóa Chăm và khả năng thu hút khách du lịch đến tỉnh Ninh Thuận, Tạp Chí Khoa Học tập 15, số 11.

[3] Thái Văn Chải (2002), Nghiên cứu về chữ viết cổ trên bia kí ở Đông Dương, Nxb Khoa học xã hội.

[4] Lê Trí Công (2020), Giả thuyết mới về gạch Tháp Chăm

[5] Ngô Văn Doan (1994), Tháp cổ Chăm Pa - huyền thoại và sự thật, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

[6] Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[7] Ngô Văn Doanh, Kiến trúc gạch ở các quốc gia cổ đại Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.

[8] Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb Đà Nẵng.

[9] Hồ sơ di tích kiến trúc nghệ thuật điêu khắc tháp Po Ramé, Sở Văn hoá Thông tin - Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

[10] Nguyễn Duy Ninh (1998), Đền Độc Cước- dấu chân thần- biểu tượng Phật, Tạp chí Khảo cổ học, số 1-2.

104 [12] Lê Đình Phụng (2005), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa, Nxb. Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.

[13] Lê Đình Phụng, Tìm hiểu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở miền Trung Việt Nam.

[14] Quảng Văn Sơn, Di tích tháp Po Ramé ở Ninh Thuận, Nghiên cứu văn hóa.

[15] Bá Minh Truyền (2011), Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn hóa Chăm Pa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 320.

[16] Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1995), Việt Nam - Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Trần Bá Việt (2001), Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng tháp Chăm để phục vụ trùng tu và phát huy giá trị di tích, Báo cáo tổng kết đề tài.

[18] Trần Bá Việt (chủ biên) (2007), Đền tháp Champa – Bí ẩn xây dựng, Nxb. Xây dựng, Hà Nội.

[19] Theo Vnexpress, Truyền thuyết về cụm tháp Chăm Po Klong Garai tại Ninh Thuận.

[20] Inrasara, (1995), “Truyền thuyết về các tháp Chăm trên miền đất cực Nam Trung Bộ”, NXB trẻ.

[21] Lê Đình Phụng, (2015), “Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở miền Trung Việt Nam”, NXB Giáo dục.

[22] Ngô Văn Doanh, (1994), “Văn hóa Chăm Pa”, NXB Giáo dục. [23] Phan Xuân Biên, (1991), “Văn hóa Chăm”, NXB tri thức.

[24] Trần Ngọc Thêm, (1997), “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục. [25] Trần Ngọc Thêm, (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục.

105 [27] Lê Thị Mộng Trinh, (2008), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Chăm Pa”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử thế giới, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[28] Thành Phú Chung, (2011), “Yếu tố Chăm trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử thế giới, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [29] Phạm Thị Lượm, (2013), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa”, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.

II-TÀI LIỆU INTERNET

[30] Song An ( 2014), Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận, Danchi, nguồn: https://dantri.com.vn/du-lich/dep-me-hon-nhung-dau-tich-thap-cham-co-o-ninh-

thuan-1398866558.htm, truy xuất ngày 1/11/2020.

[31] Vũ Đoàn (2020), Tháp Hòa Lai Ninh Thuận ngôi tháp ra đời để chấm dứt chiến tranh, Báo pháp luật, nguồn: https://baophapluat.vn/xa-lo/thap-hoa-lai-ninh-thuan-ngoi-thap-ra-

doi-de-cham-dut-chien-tranh-542918.html, truy xuất ngày 25/10/2020.

[32] Khắc Đoài (theo Hồ sơ di tích Cục Di sản văn hóa), Di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ tháp Hòa Lai, nguồn: http://dsvh.gov.vn/di-tich-kien-truc-nghe-thuat-va-khao-co-

thap-hoa-lai-2994, truy xuất ngày 25/10/2020.

[33] Khắc Đoài (theo Hồ sơ di tích Cục Di sản văn hóa), Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Po Klong Garai, nguồn: http://dsvh.gov.vn/di-tich-kien-truc-nghe-thuat-thap-po-klong-

garai-2995, truy xuất ngày 25/10/2020.

[34] Nguyễn Thị Hoa (2018), Tìm hiểu đặc điểm kiến trúc đền tháp Champa ở Việt Nam, nguồn: https://gotrangtri.vn/tim-hieu-dac-diem-kien-truc-den-thap-champa-o-viet-nam/, truy xuất ngày 27/10/2020.

106 [35] Sơn Ngọc, Đặc sắc tháp Po Rome, Báo Ninh Thuận, nguồn:

http://baoninhthuan.com.vn/quehuong/36252p0c143/dac-sac-thap-po-rome.htm, truy xuất

ngày 24/10/2020.

[36] Thư mục chuyên đề văn hóa Chăm, Đời sống, lễ hội, phong tục tập quán của người Chăm,nguồn:http://sobn.ninhthuan.gov.vn/library/LinkClick.aspx?fileticket=qpIz8U9BA

MY%3D&tabid=163, truy xuất ngày 27/10/2020.

[37] ThS.HS. Trần Văn Tâm (2017), Ý nghĩa biểu tượng trên vòm cuốn của kiến trúc đền tháp Champa, nguồn https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/y-nghia-bieu-

tuong-tren-vom-cuon-cua-kien-truc-den-thap-champa.html, truy xuất ngày 27/10/2020.

[38] Vansudia.net, Kiến trúc đền tháp Ấn Độ đóng góp cho di sản thế giới thông qua đền tháp Hindu giáo ở Champa Việt Nam, nguồn: https://vansudia.net/kien-truc-den-thap-an-

do-dong-gop-cho-di-san-the-gioi-thong-qua-den-thap-hindu-giao-o-champa-viet-nam/,

truy xuất ngày 24/10/2020. [39] Ninh Thuan Province.

https://en.wikipedia.org/wiki/Ninh_Thu%E1%BA%ADn_Province [truy cập ngày

31/10/2020, lúc 21:00]

[40] Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận.

https://www.ninhthuan.gov.vn/Pages/Dieu-kien-tu-nhien1.aspx

[41] Báo Dân trí, (2014), “Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận”.

https://dantri.com.vn/du-lich/dep-me-hon-nhung-dau-tich-thap-cham-co-o-ninh-thuan-

1398866558.htm [truy cập ngày 1/11/2020, lúc 12:12]

[42] VTV online, (2017), “Độc đáo nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm ở Ninh Thuận”.

https://vtv.vn/doi-song/doc-dao-kien-truc-nghe-thuat-thap-cham-o-ninh-thuan-

107 [43] Triết học Ấn Độ.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_%E1%BA%A4n_%

C4%90%E1%BB%99

[44] Du lịch Ninh Thuận, Tháp Chăm Pô Klaung Garai.

http://www.phanrangninhthuan.com/du-lich-ninh-thuan/thap-cham-poklong-garai.html

[truy cập ngày 1/11/2020, lúc 10:35]

[45] Vnexpress, Độc đáo tượng Kut Chăm Pa.

https://tailieu.vn/doc/doc-dao-tuong-kut-champa-73933.html

[46] Tìm hiểu tháp Pô Rome.

https://nslide.com/bai-viet/tim-hieu-thap-ppo-rome.k6prvq.html [truy cập ngày

31/10/2020, lúc 10:52]

[47] Trương Quang Cẩm, (2015), “Vũ trụ luận, siêu hình học và nhận thức luận”.

http://triethoc.edu.vn/vi/truong-phai-triet-hoc/triet-hoc-hy-lap/vu-tru-luan-sieu-hinh-hoc-

va-nhan-thuc-luan_1000.html [truy cập ngày 30/10/2020, lúc 22:21]

[48] Bò Nandin

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2_Nandi [truy cập ngày 29/10/2020, lúc 23:01]

[49] Ấn Độ giáo.

https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99_gi%C3%A1o

[truy cập ngày 29/10/2020, lúc 22:07]

[50] Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Thuận, Lễ hội Kate – nét đẹp văn hóa người Chăm Ninh Thuận. http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sovhttdl/Pages/Le-hoi-

Kate---net-dep-van-hoa-nguoi-Cham-Ninh-Thuan.aspx [truy cập ngày 31/10/2020, lúc

9:23]

[51] Cẩm nang du lịch, (2015), “Lễ hội Chabun – Lễ hội cúng nữ thần mẹ xứ sở”.

https://camnangdulich.vn/le-hoi-chabun-le-hoi-cung-nu-than-me-xu-so.html [truy cập

108 [52] Thông tấn xã Việt Nam, (2018), “Ninh thuận nổ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa”.

https://dantocmiennui.vn/ninh-thuan-no-luc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-van-

hoa/167102.html [truy cập ngày 30/10/2020, lúc 8:44]

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 99 - 108)