Sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 84 - 86)

7. Bố cục của đề tài

2.4.1. Sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa

Lễ hội Ka tê – Nét độc đáo của văn hóa Chăm68

Hằng năm vào ngày cuối tháng 6, ngày 1 tháng 7 tính theo lịch Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch), đúng ngày lễ hội Katê, hàng ngàn người Chăm tổ chức cúng tại 3 tháp Pô klông garai, Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar một cách trang trọng. Trong lễ này, các tu sĩ Bàlamôn giáo và đông đúc nhân dân sẽ tiến hành các lễ rước trang phục vua Pô Klông Girai, cúng vua Pô Rômê và nữ thần Pô Inư Nưgar từ ngôi làng cách đó 6 km lên tháp, làm lễ tắm tượng, mặc trang phục cho tượng vua. Cũng chính trong sáng ngày 1 tháng 7, một nghi thức múa nghi lễ và tấu nhạc dân gian do người Chăm diễn ngay trước tháp để dâng lên vua. Bấy giờ chung quanh tháp là cả ngàn mâm lễ vật hoa quả, bánh trái, thịt gà, dê,

67 Trần Ngọc Thêm, (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục, tr 229.

68 Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Ninh Thuận, Lễ hội Kate – nét đẹp văn hóa người Chăm Ninh Thuận.

http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sovhttdl/Pages/Le-hoi-Kate---net-dep-van-hoa-nguoi-Cham-Ninh- Thuan.aspx [truy cập ngày 31/10/2020, lúc 9:23]

85 rượu, trầu cau của các chủ gia đình người Chăm đang dâng cúng lên cho Thánh Thần, vua và hoàng hậu... cầu cho hạnh phúc, quốc thái dân an.

Katê là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tại Ninh Thuận và Bình Thuận, tưởng nhớ công ơn tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình và làng xóm an vui, sản xuất nông nghiệp thịnh vượng, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm suy tôn thành thần) như Pô Rô mê và Pô Klong Garai: các vị vua đã có nhiều công lao đối với người Chăm thuở xa xưa như kiến thiết đất nước, hướng dẫn làm thủy lợi và sản xuất nông nghiệp. Tại các tháp Poklong Garai ở phường Đô Vinh (Phan Rang- Tháp Chàm), Pôrômê ở xã Phước Hữu (Ninh Phước), đền Pô Inư Nưgar ở xã Phước Hữu (Ninh Phước), đền Poklong Chanh ở thị trấn Phước Dân (Ninh Phước) diễn ra các hoạt động theo tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Chăm như cúng mở cửa đền tháp, mặc trang phục cho thần linh, hát múa ngợi ca công lao của các vị thần đối với dân làng.

Lễ hội Chabur69:

Tương tự ý nghĩa kính nhớ ông bà tổ tiên trong Katê, người Chăm có lễ Chabur (vào 15/9 lịch Chăm) để tưởng nhớ ông bà tổ tiên bên nội (bên mẹ). Chabur đồng thời là dịp sùng kính thần mẹ xứ sở Pô Nagar – vị thần lớn nhất của người Chăm. Lễ hội Chabur thường được tổ chức với quy mô nhỏ hơn so với lễ hội Katê. Những nghi lễ chính của Katê được diễn ra nơi các đền tháp. Ở Ninh Thuận, có ba địa điểm hành lễ là đền thờ Pô Nagar (ở làng Chăm Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), tháp Pô Romê (ở gần làng Chăm Hậu Sanh, thuộc địa bàn huyện Ninh Phước, cách trung tâm thị xã Phan Rang gần 20 Km về phía tây nam theo đường bộ) và tháp Pô Klong Garai (ở thị trấn Tháp Chàm, cách Phan Rang 5 Km theo đường quốc lộ 27 từ Phan Rang đi Đà Lạt).

Lang thang trong những ngôi làng nhỏ quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cũng là một cách thú vị để tìm hiểu thêm về mảnh đất nhiều nắng gió này. Với những nét

69 Cẩm nang du lịch, (2015), “Lễ hội Chabun – Lễ hội cúng nữ thần mẹ xứ sở”.

86 đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từng tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp Chăm Pa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chămpa cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu văn hoá, quá trình phát triển của tộc người.

Anh Thoại – Chủ tịch UBND xã Phước Hữu tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh những nét độc đáo, giàu bản sắc của các phong tục, tập quán truyền thống của người Chăm: “Dù hoàn toàn làm bằng tay, nhưng từ kiến trúc, hội họa, điêu khắc đến âm nhạc, múa… đều phải có nét tinh tế và ý nghĩa đặc trưng của người Chăm. Chúng tôi ở đâu cũng luôn mang trong mình một tâm hồn nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật truyền thống luôn được nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay…”70. Có thể thấy rằng, văn hóa Chăm ở Ninh Thuận khá đậm chất, thể hiện rõ nét qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Vốn di sản văn hóa mà người Chăm Ninh Thuận để lại đến nay tuy mất mát, mai một khá nhiều nhưng vẫn làm nổi bật lên các giá trị tiêu biểu về một nền văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 84 - 86)