Về yếu tố Ấn Độ trong hệ thống tháp Chă mở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 90 - 92)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Về yếu tố Ấn Độ trong hệ thống tháp Chă mở Ninh Thuận

Vào những năm cuối thế kỷ IV, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã sớm được hình thành và tạo ra sự tác động sâu sắc đến văn hóa, tôn giáo và nghệ thuật Chăm Pa. Nếu như hệ thống tường thành vững chãi và hùng vĩ của Trung Hoa khiến người ta trầm trồ về sự vĩ đại của một đế chế hưng thịnh bậc nhất thế giới, kiến trúc nhà thờ Kito giáo của châu Âu để lại ấn tượng vĩnh cữu ngàn năm với không gian huyền bí và tinh xảo từ những phiến đá hoa cương, thì hơi thở tỏa ra từ hệ thống đền tháp Chăm Pa lại mang hình ảnh tiêu biểu của kiến trúc truyền thống Ấn Độ với hình ảnh kim tự tháp sừng sững và những khối gạch nung mạnh mẽ biểu trưng cho sức mạnh của cư dân cổ đại. Những kiến trúc xây dựng từ gạch nung, được trang trí bởi hoa văn ấn tượng và trang nhã là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa. Đến tận ngày nay vẫn còn đỏ tươi như mới, kết dính với nhau một cách kỳ lạ mà các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể giải thích được. Đó là minh chứng thể hiện sức sống trường tồn của các kiến trúc nghệ thuật. Những bức tượng thần Shiva và

91 các kiệt tác điêu khắc hội họa khác cũng làm tăng thêm bản sắc và minh chứng cho hương vị nghệ thuật cổ điển rất riêng của văn hóa Chăm Pa.

Nằm trong khu vực đia phận của vương quốc Chăm Pa ngày trước, hệ thống tháp Chăm ở Ninh Thuận cũng mang đậm những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ. Tháp Po Klong Garai ở đây được mô phỏng theo ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ và là nơi ngự trị của các vị thần tháng trong truyền thuyết của Ấn Độ- gắn với tục thờ thần Shiva và các vị vua trong thần thoại Ấn Độ. Cả tòa tháp là công trình tuyệt tác từ gạch nung- một loại vật liệu cơ bản cho các công trình đền tháp đặc trưng của người Chăm Pa, được gắn kết với nhau bằng những chất keo kết dính kết hợp với các kỹ thuật khác để có được công trình trường tồn, vững chải cho đến ngày nay. Tháp Hòa Lai và Po Rome cũng lần lượt kế thừa những đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Dáng hình ngọn núi của các tháp này, bên cạnh nguồn gốc từ các truyền thuyết ở Ấn Độ còn tượng trưng cho thiên nhiên miền Trung trùng điệp núi non và phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm74. Không chỉ như vậy, sự tinh tế của các tháp Chăm này còn thể hiện ở vô số những họa tiết được chạm khắc một cách tỉ mỉ, trau chuốt và được đẽo lên tường tháp một cách trực tiếp. Các chi tiết chủ yếu mô tả cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nhưng sống động và có hồn, phần nào thể hiện quan điểm của người Chăm ở Ninh Thuận về cuộc sống của họ.

Như vậy, có thể nhận thấy văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đậm nét đến kiến trúc tháp Chăm ở Ninh Thuận. Từ chỗ xuất phát từ hình dạng những ngọn núi trong truyền thuyết Ấn giáo, các nghệ nhân Chăm đã trộn hòa, phối kết và sáng tạo ra nhiều dấu ấn mang vẻ đẹp và tính cách riêng của cư dân bản địa Chăm và văn hóa nông nghiệp khu vực. Các đền tháp Chăm ở Ninh Thuận chủ yếu là lăng mộ thờ vua hay những vị thần bảo trợ cho vua.

74 Thư mục chuyên đề văn hóa Chăm, Đời sống, lễ hội, phong tục tập quán của người Chăm, tr43, nguồn:

http://sobn.ninhthuan.gov.vn/library/LinkClick.aspx?fileticket=qpIz8U9BAMY%3D&tabid=163, truy xuất ngày 27/10/2020.

92 Do đó nó không chỉ là công cụ thể hiện sự tôn thờ của họ đối với thần linh mà còn là tình cảm sùng bái và yêu kính đối với vị vua của họ.

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 90 - 92)