Đặc trưng của hệ thống đền tháp Chăm Pa

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 35)

7. Bố cục của đề tài

1.4.3.Đặc trưng của hệ thống đền tháp Chăm Pa

Tháp Chăm được xây dựng theo mẫu số chung và nó thể hiện biểu trưng tôn giáo Ấn Độ. Tháp Chăm được xây dựng theo mô hình tháp Ấn Độ, song bé nhỏ tinh tế và được “Chăm hóa”25. Tháp (người Chăm gọi là Kalan). Bao quanh ngôi tháp chính là những ngôi tháp nhỏ hoặc các công trình nhà chờ, nhà nguyện,... phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo.

Tháp Chăm có thể đồng thời mang 3 chức năng: Đền thờ thần, đền - mộ, Đền – nơi ở của các vị thần. Tháp Chăm thường có binh đồ vương, bố cục hướng tâm, chia thành 3 phần: Đế, thân và mái. Bốn cạnh mở 4 cửa. Cửa chính đi vào lòng tháp mở về hướng Đông, có kết cấu nhô dài về phía trước với vòm cuốn, trang trí đẹp. Ba cửa còn lại chỉ là hình thức (cửa giả). Mái tháp có 3 tầng thu nhỏ dần và vươn lên cao. Mỗi tầng thể hiện như một mô hình của tháp thu nhỏ (có vòm cửa giả, cửa giả thu nhỏ). Lòng tháp hình vuông cao vút, tường lòng xây thẳng đứng. Từ phần mái, lòng tháp thu nhỏ dần lên đỉnh, tạo nên phần trên hình vòm cuốn đều nhau ở trong lòng. Mặt bằng lòng tháp hình vuông không rộng lắm, đủ để đặt một bộ Linga – Yoni. Quanh bệ thờ Linga – Yoni này là lối đi nhỏ dành cho người đi hành lễ. Xung quanh tháp chính còn có nhiều tháp phụ bên trong đặt thờ các vị thần Ấn Độ giáo. Tháp Chăm được trang trí tinh tế, cầu kỳ, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữ nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc.

Tiểu kết chương 1

Trong khu vực Đông Nam Á xưa, đã lần lượt hình thành các quốc gia cổ đại với những quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng các quốc gia cổ ở Đông Nam Á thời kỳ này đều có những nét đặc trưng văn hóa, xã hội và chính trị tương đồng. Nét chung nhất và nổi bật nhất của các quốc gia cổ Đông Nam Á là có sự ảnh hưởng các yếu tố của văn hóa Ấn Độ trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị cũng như đời sống văn hóa - xã hội.Tuy nhiên, trong số các quốc gia ấy thì có lẽ Chăm Pa là quốc gia có đời sống tình

25Lê Thị Mộng Trinh, (2008), “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Chăm Pa”, Luận văn Ths Lịch sử thế giới, ĐHSP TPHCM.

36

cảm, tâm linh và văn hóa gần giống với Ấn Độ nhất. Chăm Pa là quốc gia có khá nhiều nét tương đồng với người Ấn, trong tín ngưỡng dân gian, người Chăm cũng tôn thần nữ thần Mẹ, thờ rắn và các biểu tượng phồn thực với khát khao về một sự nảy nở, sinh sôi. Có lẽ, chính vì có sự tương đồng trong tâm tư, tình cảm mà Chăm Pa đã dễ dàng tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, tiếp nhận một cách tự nhiên và đầy tình cảm.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người Chăm hoàn toàn giống với Ấn Độ. Họ tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, bị ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ nhưng họ cũng giữ được những nét văn hóa bản địa của người Chăm. Đó là trên cơ sở chữ Phạn, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm, đối với các vua, hình thức thờ phụng tổ tiên còn được huyền thoại hóa, được bọc bên ngoài lớp vỏ linh thiêng nhất, cao nhất của các tôn giáo Ấn Độ. Ngay ở tục thờ phụng tổ tiên, các vị thần bản địa, chúng ta cũng thấy cái vỏ vững chắc nhất của Ấn Độ - cái vỏ tôn giáo - đã phải bị vỡ ra để nhập vào những truyền thống bản địa như thế ở Chăm Pa, người Chăm vẫn giữ gìn việc thờ cúng thần Rắn, thờ nữ thần Mẹ Ponagar… bên cạnh việc tôn thờ những vị thần Ấn Độ. Tính “bản địa” càng được thể hiện rõ nét ở các đền tháp và những tác phẩm điêu khắc Chăm Pa. Trước thế kỷ VII, nhiều tác phẩm nghệ thuật của Chăm có cách thể hiện gẫn gũi với truyền thống nghệ thuật Ấn Độ , khiến ta có cảm giác bắt chước Ấn Độ. Tuy nhiên, sau thế kỷ VII, dù vẫn dựa trên cái nền của nghệ thuật Ấn Độ, song nghệ thuật Chăm Pa đã bắt đầu có những dấu ấn riêng. Cùng với quá trình Chăm Pa vươn lên, khẳng định vị trí của dân tộc, thêm vào đó văn hóa Ấn Độ không tác động trực tiếp đến Chăm Pa nữa, vì vậy văn hóa và nghệ thuật Chăm Pa càng được bản địa hóa. Càng về sau, xu hướng bản địa hóa trong nghệ thuật Chăm Pa càng được khẳng định.

Như vậy, văn hóa Chăm Pa chính là sự kết hợp và dung hòa của ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nguồn gốc bản địa và tính khu vực Đông Nam Á. Mặc dù vậy, một điều không thể phủ nhận được đó là: Những ảnh hưởng Ấn Độ đã góp một phần cực kì quan trọng vào quá trình hình thành nên vương quốc Chăm Pa cũng như một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc – văn hóa Chăm Pa. Ngược lại chính văn hóa Chăm đã góp phần làm nên sức sống cũng như giá trị cho Ấn Độ và nền văn minh Ấn Độ.

38

CHƯƠNG 2. YẾU TỐ ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN

2.1.Sơ lược về tỉnh Ninh Thuận và người Chăm ở Ninh Thuận 2.1.1. Sơ lược về tỉnh Ninh Thuận

Dựa theo tiến trình và tài liệu lịch sử của Việt Nam thì chúng ta không có lý do gì để bàn cải việc “Ninh Thuận trước kia là vùng đất của Champa”. Tuy nhiên, sự Nam tiến mở rộng lãnh thổ của các triều đại phong kiến đã sáp nhập vùng đất xứ Panduranga xưa vào Đại Việt. Cũng chính vì nhờ sự Nam tiến cùng với sự sáp nhập này đã vô tình tạo nên một bản đồ hình chữ S thống nhất và độc lập như hiện nay sau bao nhiêu biến cố trong lịch sử. Và bắt đầu từ đó những trang lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận được viết lên.

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km về phía nam, cách Nha Trang 105 km, cách Đà Lạt 110 km đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, chính vì vậy nó mang lại nhiều thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh26. Về dân số thì có thể nói Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất cả nước. Bởi vậy nơi đây hình thành một thế giới đầy mới lạ, đầy hấp dẫn với những công trình kiến trúc của Vương quốc Chăm Pa xưa kia, nổi bật nhất là 3 cụm tháp Hoà Lai, Po Klong Garai và Po Rome. Qua bao thăng trầm của thời gian, các tháp vẫn giữ lại được những hoa văn điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp. Với màu đỏ gạch đặc trưng, nổi bật trên nền trời xanh biếc, công trình cổ kính với kiến trúc nghệ thuật tinh xảo này ẩn chứa vẻ đẹp bí ẩn, pha chút rêu phong, hoài cổ để lại những dấu ấn khó phai trong lòng du khách.

26 Ninh Thuan Province.

39

Hình: Bản đồ hành chính – du lịch tỉnh Ninh Thuận

Ngoài ra, để nói về lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận, kết quả là một quá trình dài trong nghiên cứu. Thế nhưng, để có cái nhìn cơ bản về lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận, thì có thể bắt đầu qua hai giai đoạn đấu tranh chống Pháp và Mỹ. Bởi lẽ, đây là hai giai đoạn mà tỉnh Ninh Thuận có nhiều thay đổi quan trọng.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc viết trong cuốn “Việt Nam những sự kiện lịch sử”, ngày 20/5/1901, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập Phan Rang. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm (1901 - 1922), toàn quyền Đông Dương đã có nhiều người thay đổi quyết định.

Sự thay đổi từ năm 1954 - 197727

Sau những thay đổi định đoạt của toàn quyền Đông Dương Thời thuộc Pháp. Tỉnh Ninh Thuận tiếp tục có nhiều thay đổi dưới thời Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cụ thể, vào năm 1958 tỉnh Ninh Thuận gồm 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước

27Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận.

40 (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). Tiếp tục đến ngày 6/4/1960, thì thành lập quận Du Long, tách một phần đất của quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.

Hình: quận Bửu Sơn

Trước ngày 16/4/1975, Ninh Thuận gồm có 5 quận là Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Sau ngày 30/04/1975, Ninh Thuận được nhập khẩu với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm. Tháng 2/1976, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Lúc này tỉnh Ninh Thuận cũ có thị xã Phan Rang và 3 huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và An Phước.

Ngày 27/4/1977, Theo Quyết định số 124 / CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, 1 thị xã và 3 huyện của Ninh Thuận hợp nhất thành 2 huyện là huyện An Sơn (thuyà đơn há cảo) Thàhuyn Thun Ninh Hải mới (thị trấn huyện lỵ Phan Rang).

Tổ chức hành chính sau năm 197528

Sau khi thủ tướng Chính phủ ký quyết định chia tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào ngày 26/12/1991, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động ngày 1/4/1992 với các đơn vị hành chính bao gồm thị xã Phan Rang - Tháp

28 Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận.

41 Chàm và 3 huyện: Ninh Sh Phượt, Tiếp tục sau đó, vào các năm 1992, 2000, 2005, 2007 và 2009, các đơn vị hành chính khác lần lượt được thành lập và đi vào hoạt động.

Cho đến ngày hôm nay, Ninh Thuận có 7 đơn vị trực thuộc gồm 1 thành phố và 6 huyện. Các đơn vị hành chính có tất cả 65 đơn vị hành chính cấp xã, 15 đơn vị hành chính cấp phường. Cụ thể, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm gồm 15 phường và 1 xã; huyện Ninh Hải gồm 1 thị trấn và 8 xã; huyện Ninh Phước gồm 1 thị trấn và 8 xã; huyện Ninh Sơn gồm 1 thị trấn và 7 xã, huyện Bác Ái có 8 xã, huyện Thuận Bắc có 8 xã và huyện Thuận Nam có 8 xã.

2.1.2. Người Chăm ở Ninh Thuận

Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (Ấn Độ giáo) và Bà ni (Hồi giáo bản địa hóa). Qua quá trình nghiên cứu thì bản thân người Champa ở Ninh Thuận không tự gọi là người Champa theo đạo Bàlamôn hay đạo Bàni mà tự gọi người Chăm Bàlamôn là Ahier, người Chăm Bà ni là awal. Trong dân gian thường gọi người theo Bàlamôn là “Chăm”, người Chăm theo Hồi giáo cũ là Bìnì (Bàni), trong văn học dân gian Champa có trường ca “Cam – Bini” và trường ca “Bini – Cam”. 29

Ngoài ra, Ninh Thuận còn là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất, hiện có 82.000 người Chăm sinh sống tập trung 22 làng thuộc 13 xã, thị trấn trên địa bàn 5 huyện, thành. Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm, đến nay còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống. Đặc biệt, Ninh Thuận còn sở hữu một kho tàng văn

29 My Dung (2017), Đôi nét về người Champa Ninh Thuận, Nguoicham, https://www.nguoicham.com/blog/2218/%C4%91%C3%B4i-n%C3%A9t-v%E1%BB%81-

42 hóa Chăm vô cùng đặc sắc với quần thể về kiến trúc tháp Chăm Pa cổ, các lễ hội văn hoá Chăm phong phú, độc đáo như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Ka-tê, Lễ Ranuwan, Lễ hội Roya Phit Trok, Lễ hội Ponagar và Lễ mở cửa tháp. Trong đó, lễ hội Ka-tê là lễ hội lớn nhất ở Ninh Thuận.Lễ Hội KatêNghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2017 Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quý giá của nền văn hóa Việt Nam.

Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay..

2.2. Lịch sử hình thành hệ thống Tháp Chăm ở Ninh Thuận

2.2.1. Lịch sử hình thành

Ẩn sau vẻ khô cằn, nắng gió của vùng đất Ninh Thuận là sự duyên dáng, quyến rũ với những nét đẹp hoang sơ. Khi đặt chân đến đây chúng ta còn được chiêm ngưỡng những dấu tích của hệ thống tháp Chăm cổ kính với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo. Nét đẹp văn hóa Chăm lôi cuốn nhất ở Ninh Thuận chính là 3 cụm tháp cổ xưa Hoà Lai, Po Klong Garai và Po Rome thuộc kinh đô Panduranga của Vương quốc Chăm cổ - nay là thành phố Phan Rang. Các cụm tháp đẹp đến ngỡ ngàng với vẻ đẹp bí ẩn pha chút rêu phong, hoài cổ: những hoa văn điêu khắc tinh xảo trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái được lưu giữ nguyên vẹn vượt qua bao năm tháng.

43

Lịch sử tháp Poklong Garai

Hình Tháp Poklong Garai

Tháp Poklong Garai được xem là một trong những danh lam thắng cảnh tuyệt vời ở Ninh Thuận, ngôi tháp mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Tháp được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 12 – đầu thế kỷ 13. Đây là cụm tháp được xây dựng để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay); ông có tên là Poklong Garai (1151 - 1205) – vị vua có công với dân với nước Chăm Pa nên được nhân dân suy tôn là thần thánh30. Hiện nay cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.

Tháp Po Klaung Garai ngày nay tọa lạc trên đồi Trầu của phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 7km về hướng Tây Bắc. Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của một cụm tháp gồm ba đền tháp: tháp chính (kalan po) cao 20,5m; tháp cổng (Kalan Pabah mbang) cao khoảng 8,56m; tháp lửa (sang cuh yang apuer).

30 Báo Dân trí, (2014), “Đẹp mê hồn những dấu tích tháp Chăm cổ ở Ninh Thuận”.

https://dantri.com.vn/du-lich/dep-me-hon-nhung-dau-tich-thap-cham-co-o-ninh-thuan-1398866558.htm [truy cập ngày 1/11/2020, lúc 12:12]

44

Lịch sử tháp Po Rôme

Hình: Tháp Po Rome

Được biết đến là ngôi tháp cuối cùng được xây dựng bằng gạch tại vùng Panduranga, tháp Po Rome là những gì còn sót lại của một thời vàng son sau hơn 17 thế kỷ tồn tại trên dải đất miền Trung. Tuy không phải là công trình kiến trúc đền tháp uy nghi, rộng lớn như bao đền tháp khác nhưng đền tháp Po Rome đã để lại cho hậu thế một giá trị về văn hóa lẫn tinh thần to lớn. Quan trọng, tháp là nơi ghi dấu công ơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua độc lập cuối cùng Champa là Po Rome.

Theo như tài liệu ghi chép của Champa, tháp Po Rome được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII vào thời vua Po Rome (1627 - 1653)31. Tổng thể kiến trúc được xây dựng theo phong cách kiến trúc muộn như tháp PoKlong Garai. Cũng như tháp PoKlong Garai, đây là ngôi tháp không phải thờ thần như phần lớn các tháp Chăm khác mà là thờ vua Po Rome, vị vua được người Chăm hóa thần khi băng hà. Nhiều tác giả

31 VTV online, (2017), “Độc đáo nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm ở Ninh Thuận”.

https://vtv.vn/doi-song/doc-dao-kien-truc-nghe-thuat-thap-cham-o-ninh-thuan-20170512103042507.htm [truy cập ngày 1/11/2020, lúc 12:25]

45 nghiên cứu cho rằng tháp Pô Rome được xây vội vàng, không kỹ lưỡng, không trau chuốt. Tháp Pô Rome không cao to bề thế như Tháp Pô Klong Garai nhưng tháp có một phong

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 35)