Yếu tố Ấn Độ trong hệ thống Tháp Chă mở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 50 - 51)

7. Bố cục của đề tài

2.3. Yếu tố Ấn Độ trong hệ thống Tháp Chă mở Ninh Thuận

Các công trình nghệ thuật kiến trúc Chăm đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ. Người Chăm xây dựng tháp bằng gạch nung, duyên dáng, đẹp và độc đáo. Thợ Chăm đã sáng tạo ra cách làm gạch, xây gạch một cách vững chắc không kém gì đá. Toàn bộ các tháp Chăm đều được xây bằng gạch, đá dùng rất ít – chỉ ở những chỗ cần thiết cho việc gia cố như trụ cửa, mí cửa, bậc cửa,... Họ còn tạo ra những hoa văn trang trí rất đẹp, thể hiện tài năng điêu luyện của các nghệ nhân Chăm trong việc điêu khắc gạch và đá.

Đặc điểm chung của các tháp Chăm:

Tháp Chăm được xây dựng theo mẫu số chung và nó thể hiện biểu trưng tôn giáo Ấn Độ. Tháp Chăm được xây dựng theo mô hình tháp Ấn Độ, song bé nhỏ tinh tế và được “Chăm hóa”. Tháp (người Chăm gọi là Kalan). Bao quanh ngôi tháp chính là những ngôi tháp nhỏ hoặc các công trình nhà chờ, nhà nguyện,... phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo.

Tháp Chăm có thể đồng thời mang 3 chức năng: Đền thờ thần, đền - mộ, Đền – nơi ở của các vị thần35. Tháp Chăm thường có binh đồ vương, bố cục hướng tâm, chia thành 3 phần: Đế, thân và mái. Bốn cạnh mở 4 cửa. Cửa chính đi vào lòng tháp mở về hướng Đông, có kết cấu nhô dài về phía trước với vòm cuốn, trang trí đẹp. Ba cửa còn lại chỉ là hình thức (cửa giả). Mái tháp có 3 tầng thu nhỏ dần và vươn lên cao. Mỗi tầng thể hiện như một mô hình của tháp thu nhỏ (có vòm cửa giả, cửa giả thu nhỏ). Lòng tháp hình vuông cao vút, tường lòng xây thẳng đứng. Từ phần mái, lòng tháp thu nhỏ dần lên đỉnh, tạo nên phần trên hình vòm cuốn đều nhau ở trong lòng. Mặt bằng lòng tháp hình vuông không rộng lắm, đủ để đặt một bộ Linga – Yoni. Quanh bệ thờ Linga – Yoni này là lối đi nhỏ dành cho người đi hành lễ. Xung quanh tháp chính còn có nhiều tháp phụ bên trong đặt thờ các vị thần Ấn Độ giáo. Tháp Chăm được trang trí tinh tế, cầu kỳ, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữ nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc.

51

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)