Người Chă mở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 41 - 42)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2.Người Chă mở Ninh Thuận

Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chămpa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (Ấn Độ giáo) và Bà ni (Hồi giáo bản địa hóa). Qua quá trình nghiên cứu thì bản thân người Champa ở Ninh Thuận không tự gọi là người Champa theo đạo Bàlamôn hay đạo Bàni mà tự gọi người Chăm Bàlamôn là Ahier, người Chăm Bà ni là awal. Trong dân gian thường gọi người theo Bàlamôn là “Chăm”, người Chăm theo Hồi giáo cũ là Bìnì (Bàni), trong văn học dân gian Champa có trường ca “Cam – Bini” và trường ca “Bini – Cam”. 29

Ngoài ra, Ninh Thuận còn là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất, hiện có 82.000 người Chăm sinh sống tập trung 22 làng thuộc 13 xã, thị trấn trên địa bàn 5 huyện, thành. Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm, đến nay còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống. Đặc biệt, Ninh Thuận còn sở hữu một kho tàng văn

29 My Dung (2017), Đôi nét về người Champa Ninh Thuận, Nguoicham, https://www.nguoicham.com/blog/2218/%C4%91%C3%B4i-n%C3%A9t-v%E1%BB%81-

42 hóa Chăm vô cùng đặc sắc với quần thể về kiến trúc tháp Chăm Pa cổ, các lễ hội văn hoá Chăm phong phú, độc đáo như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Ka-tê, Lễ Ranuwan, Lễ hội Roya Phit Trok, Lễ hội Ponagar và Lễ mở cửa tháp. Trong đó, lễ hội Ka-tê là lễ hội lớn nhất ở Ninh Thuận.Lễ Hội KatêNghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2017 Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quý giá của nền văn hóa Việt Nam.

Phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay..

Một phần của tài liệu NHỮNG DẤU ẤN CỦA NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ TRONG HỆ THỐNG THÁP CHĂM Ở NINH THUẬN (Trang 41 - 42)